29/02/2024 08:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

30.000 vật thể nhanh gấp 10 lần đạn bay đe dọa khí quyển Trái đất

Không chỉ tác động tiêu cực tới tầng ozone và khí hậu trên Trái đất, chúng còn gây khó khăn cho các phi hành gia nói riêng và việc phóng phương tiện du hành không gian nói chung.

Ảnh mô phỏng số lượng rác thải xung quanh Trái đất - Ảnh: ESA

Ảnh mô phỏng số lượng rác thải xung quanh Trái đất - Ảnh: ESA

Sau khi Nga mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ bằng vệ tinh Sputnik vào năm 1957, các cường quốc khác bắt đầu đẩy mạnh khai phá không gian. Mặt trái của việc này là tình trạng ô nhiễm ánh sáng và rác thải ngập tràn bầu khí quyển Trái đất.

Theo CNN, nhiều nhà khoa học lo ngại rằng tình trạng ô nhiễm ánh sáng do vệ tinh vây kín bầu khí quyển sẽ khiến việc nghiên cứu vũ trụ bằng kính viễn vọng đặt tại Trái đất trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra bầu khí quyển của Trái đất còn đang bị đe dọa bởi 30.000 vật thể với kích cỡ lớn hơn một chút so với quả bóng chày, di chuyển nhanh gấp 10 lần tốc độ đạn bay.

Chúng chính là những thứ còn sót lại của tên lửa và vệ tinh dừng hoạt động. Những tạo vật này mắc kẹt tại quỹ đạo, hình thành một đống rác thải khổng lồ.

Ở chiều hướng khác, một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng 10% hạt khí quyển chứa các mảnh kim loại từ tên lửa hoặc vệ tinh bị bốc cháy trong quá trình rơi khỏi quỹ đạo.

Với tốc độ phát triển như hiện tại, nhiều nhà khoa học ước tính các mảnh vụn này sẽ chiếm đến 50% tổng lượng sol khí (đơn vị chỉ hạt chất rắn hoặc giọt chất lỏng) ở tầng bình lưu trong những thập kỷ tới.

Theo trang web theo dõi vệ tinh Orbiting Now, con người đã phóng gần 13.000 vệ tinh lên vũ trụ kể từ năm 1957. Tuy nhiên hiện tại chỉ có khoảng 8.377 cái còn hoạt động tính đến ngày 3-2-2024.

Đài CNN cho biết hiện tại có hơn 300 tổ chức thương mại và chính phủ công bố kế hoạch phóng tổng cộng 478.000 vệ tinh vào năm 2030.

Cơ quan thẩm định trách nhiệm chính phủ Mỹ (GAO) ước tính sẽ có 58.000 vệ tinh được phóng lên vũ trụ trong 6 năm tới. Trong khi các nhà khoa học cho rằng con số thực tế chỉ là 20.000.

Thêm vào đó, số vệ tinh khổng lồ trên quỹ đạo cũng như tàn dư của chúng còn gây khó khăn cho các phi hành gia nói riêng và việc phóng phương tiện du hành không gian nói chung.

Khi va chạm những mảnh vỡ nhỏ bằng đầu bút chì vẫn đủ sức làm vỡ cửa kính trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Các nhà khoa học ước tính có khoảng 100 triệu mảnh vụn như vậy.

Ông Ron Lopez, chủ tịch chi nhánh Mỹ của Công ty Astroscale, nói với Đài CNN: “10 năm trước, mọi người nghĩ rằng nhà sáng lập của chúng tôi bị điên khi lo ngại những mảnh vụn không gian.

Giờ đây mọi hội nghị về không gian đều tổ chức hội thảo hoặc 1-2 cuộc họp về vấn đề rác thải vũ trụ và phát triển bền vững”.

Astroscale là một công ty Nhật Bản đang tranh giành thị phần trong lĩnh vực giải quyết mảnh vụn trên quỹ đạo.

Nhật Bản sẽ phóng vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học Nhật Bản dự kiến phóng vệ tinh làm từ gỗ đầu tiên trên thế giới vào tháng 5-2024, sau khi những thử nghiệm ban đầu tại Trái đất cho kết quả tích cực.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Một bé trai ở Mỹ đã hồi sinh kỳ diệu sau khi được điều trị bằng một liệu pháp chỉnh sửa gene hoàn toàn mới.

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Bão Mặt trời vừa qua đã gây mất sóng vô tuyến trên diện rộng, ảnh hưởng đến châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên

Trưa 16-5, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 5 độ (độ lớn M).

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên

NASA ghi lại 'cầu vồng vũ trụ' tuyệt đẹp trong ánh sáng hoàng đạo

NASA vừa công bố những hình ảnh đầu tiên, trong đó nổi bật là bức ảnh mô phỏng một 'cầu vồng' đầy màu sắc từ ánh sáng hoàng đạo.

NASA ghi lại 'cầu vồng vũ trụ' tuyệt đẹp trong ánh sáng hoàng đạo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar