20/11/2014 14:05 GMT+7

​2 ngày tuổi đã suy thận

MY LĂNG
MY LĂNG

TT - Các bác sĩ khoa niệu Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) cho biết vừa tiếp nhận một bệnh nhi sơ sinh bị suy thận nặng khi mới 2 ngày tuổi.

Bé là con trai của chị N.T.C. (27 tuổi, Q.Tân Phú). Bé sinh thường, đủ tháng, nặng 3kg nhưng bị dị tật van niệu đạo sau bẩm sinh. Người nhà cho biết sau sinh đã phát hiện bé tiểu khó và sau đó tiểu ra máu.

Theo BS Phạm Ngọc Thạch - phó khoa niệu Bệnh viện Nhi Đồng 2, bé con chị C. đã suy thận ngay sau sinh kèm theo những biểu hiện tiểu máu, không đặt được thông tiểu do sự cản trở tắc nghẽn đường ra nước tiểu nặng nề bởi dị tật van niệu đạo sau gây nên.

Người nhà cho biết ở tháng thứ tư của thai kỳ, chị C. đã được bác sĩ phát hiện thai có dị tật này. Sau sinh, bé được chuyển viện từ bệnh viện sản qua Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tại đây, bé được phẫu thuật mở bàng quang ra da để giải phóng nước tiểu.

Sau phẫu thuật, hiện bé đã tiểu tốt, chức năng thận cải thiện dần và đang trở về ngưỡng bình thường. BS Phạm Ngọc Thạch cho biết khoảng sáu tháng sau sẽ nội soi đường niệu đạo để cắt van niệu đạo sau cho bệnh nhi.

Trước đó, khoa niệu Bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng vừa phẫu thuật cho một bé trai mới ba tháng tuổi (ở Bình Phước) nhập viện trong tình trạng bụng trướng to, đau bụng, tiểu khó khăn, lắt nhắt và bị suy thận cấp.

Kết quả khám lâm sàng và hình ảnh chụp phim X-quang cho thấy bàng quang bệnh nhi đã bị thủng, nham nhở. Siêu âm phát hiện niệu quản giãn, thận ứ nước hai bên. Hình ảnh niệu đạo cản quang cho thấy dị tật van niệu đạo sau là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên.

Theo các bác sĩ, dị tật van niệu đạo sau là dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu đứng đầu trong nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu đạo ở trẻ em. Cứ 9.000 trẻ trai sinh ra thì một bé mắc dị tật này.

BS Phạm Ngọc Thạch cho biết với những trường hợp nặng, hiện các nước trên thế giới có thể can thiệp trước sinh bằng cách phẫu thuật trong giai đoạn bào thai (dùng những ống soi cực nhỏ đưa vào bàng quang thai nhi, luồn xuống niệu đạo sau và cắt van bằng laser).

Ở VN, bác sĩ có thể can thiệp sớm ngay sau sinh bằng cách đặt thông tiểu giải áp hoặc mở bàng quang ra da giúp cải thiện chức năng thận trong lúc chờ đợi giải quyết triệt để nguyên nhân là cắt van niệu đạo sau bằng nội soi hệ niệu.

BS Phạm Ngọc Thạch nhấn mạnh vai trò của chẩn đoán tiền sản rất quan trọng. Khi siêu âm tiền sản, nếu bác sĩ thấy thai nhi có hai niệu quản giãn, hai thận ứ nước, bàng quang chống đối... thì phải nghĩ đến khả năng bé bị bệnh lý van niệu đạo sau để chẩn đoán. Chẩn đoán tiền sản giúp chẩn đoán bệnh và bé được điều trị sớm ngay sau sinh.

BS Thạch cũng lưu ý người nhà thường xuyên theo dõi bé ngay sau sinh xem bé có tiểu được hay không. Nếu thấy bé tiểu rặn, khó khăn, tiểu không thành tia phải đưa bé đi khám ở các nhà niệu nhi, tránh để trễ quá mà gây ra những biến chứng như nhiễm trùng tiểu, suy thận và thậm chí bị thủng bàng quang.

MY LĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Người mắc COVID-19: Cách ly như thế nào?

Trong bối cảnh ca mắc COVID-19 tại một số nước đang có xu hướng gia tăng, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị các cơ sở y tế sẵn sàng thu dung, cách ly điều trị ca bệnh COVID-19.

Người mắc COVID-19: Cách ly như thế nào?

Bệnh viện tuyến cuối tại TP.HCM lo quá tải sau sáp nhập, có thể tăng cả chục triệu lượt khám

Sau khi Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sáp nhập vào TP.HCM, dự báo lượt khám bệnh tại các bệnh viện tuyến cuối TP.HCM sẽ tăng gần chục triệu lượt, gây quá tải.

Bệnh viện tuyến cuối tại TP.HCM lo quá tải sau sáp nhập, có thể tăng cả chục triệu lượt khám

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Ngã vào xô đựng 15cm nước, bé gái đuối nước nguy kịch

Ngày 21-5, Bệnh viện Bạch Mai thông tin vừa tiếp nhận và xử trí một bé gái 19 tháng tuổi bị đuối nước do ngã vào xô đựng nước thải điều hòa của gia đình chỉ chứa 10-15cm nước.

Ngã vào xô đựng 15cm nước, bé gái đuối nước nguy kịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar