20/03/2025 12:22 GMT+7
Trở lại chủ đề

16 triệu đô la cho bức tranh thất lạc của Klimt

Bức họa chân dung một vị thân vương châu Phi của họa sư người Áo Gustav Klimt, vốn tưởng đã thất lạc sau Thế chiến II, vừa được mang ra trưng bày kèm giá bán 15 triệu euro (16,4 triệu đô la).

16 triệu đô la cho bức tranh thất lạc của Klimt - Ảnh 1.

Bức Thân vương William Nii Nortey Dowuona vẽ năm 1897 - Ảnh: Art Collector

Tranh trưng bày ở gallery W&K - Wienerroither & Kohlbacher nhân triển lãm nghệ thuật TEFAF Maastricht tại Hà Lan.

Theo W&K, khi một nhà sưu tập mang bức tranh tới cho gallery này xem năm 2021, nó ở trong tình trạng khá tồi tệ và cần phục dựng quy mô lớn, nhưng dấu tem bảo chứng bức tranh thuộc kho di sản của họa sĩ siêu sao người Áo vẫn còn khá rõ ràng.

Gallery này đã gọi ngay cho chuyên gia về Klimt là Alfred Weidinger, người đã hơn 20 năm đi tìm bức tranh, và xác định được nó đúng là tranh thật, vẽ vị vương công Osu của vương quốc Phi châu ngày nay là Ghana.

16 triệu đô la cho bức tranh thất lạc của Klimt - Ảnh 2.

Gustav Klimt - Ảnh: gustav-klimt.com

Klimt vẽ Thân vương William Nii Nortey Dowuona ra sao?

Chỉ cao hơn 60cm, bức Thân vương William Nii Nortey Dowuona vẽ năm 1897, vào thời kỳ đầu của Klimt, khi ông còn chưa chuyển sang phong cách "tân nghệ thuật" (Art Nouveau) sẽ giúp ông trở nên lừng lẫy sau này, nhất là trong thời hiện đại, với những bức tranh trở thành huyền thoại như Nụ hôn (Der Kuss).

16 triệu đô la cho bức tranh thất lạc của Klimt - Ảnh 3.

Bức Nụ hôn vẽ năm 1907-1908 - Ảnh: Wikipedia

Giới chuyên môn xác định Klimt vẽ bức Thân vương William Nii Nortey Dowuona sau khi ông và bạn mình, họa sĩ cùng thời Franz Matsch, dự một sự kiện mở cửa cho đại chúng ở Tiergarten am Schüttel, sở thú ở Vienna mà vào thời bấy giờ tổ chức cả những triển lãm cho dân da trắng nhìn ngắm những dân "dã man" được đưa về từ các xứ xa xôi lạ lùng như Phi châu.

(Một ví dụ tương tự cùng thời là cuộc Đấu xảo Paris năm 1889, nơi khu trưng bày Đông Dương rất hấp dẫn khách tham quan, dù tất nhiên theo tiêu chuẩn ngày nay thì những sự kiện như thế này là đỉnh điểm của chủ nghĩa thực dân kỳ quặc đến không thể hiểu nổi).

Cuộc triển lãm năm đó ở Vienna có khu tập trung vào người Ashanti, một nhóm dân thuộc sắc tộc Akan ở vùng nay là Ghana và lúc đó là thuộc địa của Anh. Khoảng 120 thành viên bộ lạc Osu đã trở thành đối tượng tham quan ở triển lãm, sau khi được đưa tới châu Âu bằng tàu thủy hơi nước chở thư.

16 triệu đô la cho bức tranh thất lạc của Klimt - Ảnh 4.

Bức Chân dung Sonja Knips vẽ năm 1889 - Ảnh: gustav-klimt.com

Nhờ có họ, triển lãm có khi thu hút tới 10.000 lượt khách xem một ngày. Báo chí Áo đưa tin rầm rộ về sự kiện, và dân địa phương mời người Osu tới dự sự kiện ở các nhà hát và quán cà phê vốn nổi tiếng sang chảnh của thành Vienna, lúc bấy giờ còn là trung tâm của châu Âu với vai trò thủ đô đế chế Áo-Hung hùng mạnh, rộng lớn và cực kỳ đa dạng về chủng tộc.

"Bố cục và hình thức thể hiện bức tranh này là chỉ dấu cho quá trình chuyển hướng của Klimt sang phong cách có tính trang trí trở thành điển hình cho tác phẩm của ông sau này, và kết nối trực tiếp với những bức chân dung tiên phong của ông suốt nhiều năm sau đó", chuyên gia Weidinger nói trong thông cáo báo chí của W&K.

Ông nói có thể so sánh phong cách của bức này với bức Chân dung Sonja Knips của Klimt thời kỳ 1897-1898, hiện vẫn đang treo ở Bảo tàng Belvedere, Vienna, nhất là với phần hậu cảnh phảng phất phong cách trừu tượng qua những nét vẽ hoa lá rất phóng tay.

16 triệu đô la cho bức tranh thất lạc của Klimt - Ảnh 5.

Bức Chân dung William Nii Nortey Dowuona của Franz Matsch - Ảnh: Reddit

Bức chân dung đặc biệt

Theo Weidinger, cả Klimt và Matsch đều đã vẽ vị thân vương theo đơn đặt hàng, nhưng bức của Klimt không có chữ ký và ở lại với ông, điều có thể cho thấy khách hàng cuối cùng đã chọn bức của Matsch.

Bức tranh có thể đã ở lại với Klimt tới khi nó được nhà Samuel Kende ở Vienna mang ra đấu giá năm 1923, dù không rõ là nó có bán được không.

Sau đó, khi bức tranh xuất hiện trở lại vào năm 1928, nhân một triển lãm tưởng niệm Klimt (1862-1918) ở tòa nhà Vienna Secession thì chủ sở hữu được xác định là nhà sưu tập Ernestine Klein.

Cũng phải nói thêm về triển lãm này: Nó diễn ra ở tòa nhà sau này "chết tên" vì Klimt cùng một số nghệ sĩ khác đã tề tựu về đó vào năm 1897 để khởi phát phong trào "ly khai" (secession) với nghệ thuật tả chân truyền thống.

Ernestine và chồng Felix, dân buôn sỉ rượu vang, đã biến xưởng vẽ cũ của Klimt thành một biệt thự, và mua nhiều tranh của ông.

16 triệu đô la cho bức tranh thất lạc của Klimt - Ảnh 6.

Bức Chân dung bà Lieser - Ảnh: Wikipedia

Do có gốc gác Do Thái, hai vợ chồng họ đã phải chạy khỏi Áo khi Đức Quốc xã sáp nhập Áo vào năm 1938.

Họ đến sống ở Monaco, và số phận bức tranh không biết ra sao cho tới năm 2023, khi nó xuất hiện trở lại trong một thỏa thuận bồi thường tài sản cho những người thừa kế của Ernestine Klein.

Các bảo tàng Belvedere, Wien (đều ở Vienna), và Kunstpalast (ở Düsseldorf, Đức) đều đã lần lượt trả lại các họa phẩm của vợ chồng Klein cho những người thừa kế hợp pháp của họ, theo Weidinger.

Bức chân dung vừa được phát hiện đặc biệt tới mức nó đã trở thành đề tài cho một cuốn phim tài liệu của hãng InterSpot, dự kiến sẽ chiếu trong năm 2025 này.

16 triệu đô la cho bức tranh thất lạc của Klimt - Ảnh 7.

Bức Quý nương và cây quạt - Ảnh: Wikipedia

Đây cũng là bức thứ hai tưởng như đã mất lại được mang ra đấu giá của Klimt chỉ trong vòng một năm. Bức Chân dung bà Lieser, mất tăm suốt một thế kỷ, đã bán được giá 32 triệu đô la ở nhà Im Kinsky tại Vienna vào tháng 4-2024, trở thành bức cao giá nhất trong lịch sử của nhà đấu giá Áo này.

Tuy nhiên, Weidinger nghi ngờ tính xác thực của bức tranh, do khoảng cách lịch sử quá dài, thiếu giấy tờ chứng minh, và khả năng nó đã bị Đức Quốc xã hủy hoại.

Kỷ lục về giá tranh Klimt hiện là 108,8 triệu đô la, do nhà Sotheby’s thiết lập năm 2023 cho bức Quý nương và cây quạt (khoảng 1917-1918); vị thế siêu sao của Klimt được khẳng định qua những con số: 17 tác phẩm của ông đã bán được giá trên 10 triệu đô la từ năm 1994.

Triển lãm ánh sáng về danh họa Gustav Klimt

Hơn 1 triệu người đã tới bảo tàng L'Atelier des Lumieres ở thủ đô Paris của Pháp để chiêm ngưỡng triển lãm kỹ thuật số tôn vinh danh họa người Áo Gustav Klimt - cây cọ xuất chúng của trường phái Tượng trưng.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar