04/11/2007 15:48 GMT+7

Klimt qua hình bóng nữ

Theo DIỄN VYDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Theo DIỄN VYDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Triển lãm tác phẩm của Gustav Klimt tại Bảo tàng Belvedere ở thành Vienna (Áo) kéo dài suốt tháng 9 sang tháng10 vừa qua là dịp để người yêu tranh Klimt tìm đến với “họa sĩ của giới nữ” - cũng là một tác giả có tranh giá cao nhất hiện nay.

Phóng to
Nụ hôn (1908)
Triển lãm tác phẩm của Gustav Klimt tại Bảo tàng Belvedere ở thành Vienna (Áo) kéo dài suốt tháng 9 sang tháng10 vừa qua là dịp để người yêu tranh Klimt tìm đến với “họa sĩ của giới nữ” - cũng là một tác giả có tranh giá cao nhất hiện nay.

Hầu như ai quan tâm đến hội họa cũng biết bức tranh nổi tiếng nhất của Gustav Klimt: Nụ hôn, một trong những tác phẩm hội họa hiện đại được nói đến nhiều nhất, được phổ biến rộng rãi nhất, còn hai bức chân dung Klimt vẽ mệnh phụ Adele Bloch-Bauer (1 và 2) ở trong số những tác phẩm hội họa đắt giá nhất của mọi thời: cả hai bức được bán trong năm 2006 với giá lần lượt là 137,6 triệu USD và 87,9 triệu USD(*). Các tranh phong cảnh của ông cũng đều bán được với giá hàng chục triệu USD.

Cùng với tranh của Gustav Klimt được triển lãm tại Bảo tàng Belvedere là tranh của Nhóm Nghệ sĩ thành Vienna do Klimt khởi xướng, trong đó có em trai của ông là Ernst Klimt, những người thuộc phong trào Ly khai thành Vienna (Vienna Secession) - các nghệ sĩ tiền phong muốn đi tìm một cách bày tỏ mới trong hội họa ở nước Áo thời bấy giờ. Chính Klimt là người đóng vai trò chủ chốt để hội họa avantgarde Áo được thế giới nhìn nhận đúng mức.

Trong triển lãm tại Bảo tàng Belvedere, nơi lưu giữ nhiều nhất các tác phẩm của Gustav Klimt, người xem có thể nhìn thấy xuyên suốt hành trình nghệ thuật của một tài năng lớn; bắt đầu từ những tác phẩm đối chọi với khuynh hướng Ấn tượng vẫn đang có ảnh hưởng mạnh với hội họa châu Âu lúc ấy, đến giai đoạn của Phong trào Ly khai Vienna (biểu hiện rõ nhất là bức Nụ hôn - 1908) và những tác phẩm sau này của ông, vốn có tác động mạnh đến thế hệ trẻ đi sau, trong đó có Oskar Kokoschka và Egon Schiele, hai tác giả quan trọng của trào lưu Biểu hiện.

Gustav Klimt sinh năm 1862 ở Vienna, năm 15 tuổi bắt đầu học vẽ và có ý định trở thành một thầy giáo dạy vẽ nhưng giáo sư F. Laufberger phát hiện tài năng của ông, hướng Klimt đi vào hội họa. Những năm đầu khởi nghiệp, Klimt chỉ làm các công việc trang trí sân khấu và trang trí bảo tàng ở Viennna. Chính nghề trang trí đã có ảnh hưởng không nhỏ đến hội họa của Klimt sau này: tranh của ông rất đậm yếu tố trang trí với những mảng màu rực rỡ và còn được dát vàng thật tao nhã, bắt mắt.

Thời kỳ đầu vẽ tranh, vào giai đoạn bản lề của thế kỷ XIX và XX, Klimt theo khuynh hướng Ấn tượng mới và đây là lúc ông vẽ những tranh phong cảnh đẹp nhất của mình. Thế kỷ XX, Klimt chuyển sang vẽ phụ nữ và hầu như chỉ vẽ chủ đề này cho tới cuối đời. Đây cũng là chủ đề quan trọng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông, làm nên một Gustav Klimt bất tử trong lịch sử hội họa hiện đại và có lẽ khiến ông trở thành là một trong vài tác giả mỹ thuật được yêu thích nhất.

Bắt đầu với những chân dung người nữ được thể hiện bằng những thủ pháp trang trí thật điệu đàng, Klimt dần dà tạo nên một hình thái mới của tranh chân dung mà cho đến nay vẫn còn được ưa chuộng. Phụ nữ chiếm trọn “mặt tiền” nghệ thuật của Klimt; từ tranh có tính sử thi, tranh có tính chất biểu tượng, cho đến tranh huyền thoại, gợi tình (erotic) và cả tranh cổ điển. Một trong những đề tài phụ nữ mà ông rất ưa thích là số phận của người đàn bà; điển hình như bức Sống và chết

Phóng to
Chân dung Adele Bloch-Bauer 1 (1907) và 2 (1912) Sống và chết

Do Klimt được ái mộ nên những triển lãm tranh của ông thời gian qua bao giờ cũng lôi cuốn một lượng người xem kỷ lục; chẳng hạn triển lãm có tên Klimt - họa sĩ của giới nữ tại Bảo tàng Belvedere năm 2006 đã thu hút tới hơn 120.000 khách tham quan; tương tự là các triển lãm tranh Klimt tại Zurich năm 1992, Tokyo - 1996, Milan - 1999; và tại Los Angeles, khi hai bức chân dung Adele Bloch-Bauer được bày tại đây.

Đáng tiếc là nhiều tác phẩm quý giá của Klimt nay đã không còn, như ba bức tranh ông được đặt vẽ để trang trí trần của đại sảnh trường đại học Vienna. Năm 1894, Klimt bắt đầu vẽ nhưng cho tới đầu thế kỷ XX vẫn chưa hoàn tất ba bức tranh có tên là Triết học, Y học và Luật học; song cả ba đều bị phê phán nặng nề là “tranh khiêu dâm”, vì tác giả đã chuyển các hình ảnh có tính ngụ ngôn và biểu tượng thành ngôn ngữ hội họa rất mới vào thời đó nên đã gây bối rối về mặt cảm thụ đối với số đông.

Kết quả là các bức tranh đã không bao giờ được treo lên trần đại sảnh, và đó cũng là cơ hội cuối cùng để ba tác phẩm này được công chúng biết đến. Cả ba bức sau đó đã bị bọn lính SS của Đức quốc xã tiêu hủy vào tháng 5/1945, không lâu trước khi chế độ phát xít Đức cáo chung. Nhiều tác phẩm khác của Klimt thuộc các bộ sưu tập tư nhân cũng thất lạc trong thời kỳ tồn tại của phát xít Đức.

Người họa sĩ của những bóng hình phụ nữ - với nhiều bức thật gợi tình - hóa ra lại rất mực giản dị trong cuộc sống. Người ta luôn thấy Klimt với đôi xăngđan và chiếc quần tây dài khi làm việc cũng như khi thư giãn trong ngôi nhà của ông. Cuộc sống của Klimt đơn giản như một tu sĩ, cả đời hiến dâng cho nghệ thuật. Ông không la cà quán xá và giới nghệ sĩ, ngoài những gì đã làm cho Phong trào Ly khai thành Vienna - cũng là làm cho nghệ thuật. Ông có gia đình hạnh phúc và cũng có những quan hệ tình cảm khác nhưng được giữ thật kín, tránh tuyệt đối những scandal tình ái mà nhiều người thuộc giới của ông dễ mắc, nhất là khi có điều kiện ở bên cạnh nhiều phụ nữ đẹp khi vẽ chân dung họ.

Người ta kể rằng, các người mẫu để Klimt vẽ thường xuyên nói chuyện với ông để giúp họa sĩ giữ được trạng thái thăng bằng khi ông vẽ họ trong các tư thế thật gợi tình; và có những người mẫu của Klimt là gái làng chơi. Khi đưa họ vào tranh, cả những cô gái làng chơi ấy, Klimt đã khám phá cái sức mạnh cao hơn sự tầm thường nơi họ, cái sức mạnh đã giúp những người nữ vượt qua được số phận hơn hẳn nam giới, từ khi được sinh ra cho tới lúc lìa đời…

Điểm lạ lùng nữa là Klimt chẳng bao giờ vẽ chân dung mình; như ông viết trong một bản viết tay thật hiếm hoi còn lưu lại được: “Tôi chẳng cảm thấy thích thú bản thân mình như một đề tài của tranh hơn những người khác, trên hết là phụ nữ. Chẳng có gì đặc biệt về tôi cả. Tôi là một họa sĩ ngày này qua ngày khác vẽ từ sáng đến tối… Ai cần biết gì về tôi thì nên xem tranh tôi một cách cẩn thận…”.

Một bộ phim tiểu sử Gustav Klimt đã được đạo diễn Raul Ruiz dàn dựng, với diễn viên John Malkovich trong vai người họa sĩ của giới nữ, đã được chiếu ra mắt trong Liên hoan phim quốc tế Rotterdam vào đầu năm 2006.

(*) Hai bức chân dung Adele Bloch-Bauer ở trong số năm bức tranh do Gustav Klimt vẽ, là tài sản mà chính phủ Áo đã phải trả lại cho bà Maria Altmann, tên thật là Maria Bloch-Bauer, cháu gái của nhân vật trong tranh. Chồng bà Maria Altmann là Fritz Altmann từng bị Đức quốc xã giam giữ tại trại tập trung Dachau và chỉ được trả tự do khi nhà máy dệt của gia đình ông phải chuyển giao cho chính quyền Hitler. Gia đình Altmann sau đó sang Mỹ sinh sống, bỏ lại hết tài sản, trong đó có các bức tranh của Klimt. Sau chiến tranh, tranh thuộc về chính phủ Áo.

Năm 1999, bà Maria Altmann kiện đòi được sở hữu số tranh đã mất và mãi đến đầu năm 2006 mới thắng kiện. Năm bức tranh rời nước Áo tháng 3/2006, sang Mỹ và được bày tại Bảo tàng Los Angeles (LACMA) tới tháng 6/2006; sau đó bức số 1 được bán cho nhà tỉ phú về mỹ phẩm Ronald S. Lauder; đến tháng 11/2006, nhà Christie’s ở New York bán đấu giá bức số 2.

Theo DIỄN VYDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

PGS.TS.KTS Vũ Hồng Cương cho rằng trong lĩnh vực nội thất, kiến trúc, tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi, những lâu đài giả cổ nguy nga, những công trình nhại kiến trúc Pháp ít dần, thay bằng những công trình hiện đại.

Tâm lý sính ngoại của người Việt sẽ giảm đi

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar