04/09/2014 10:25 GMT+7

​Văn học tuổi 20: lựa chọn của người viết

TT - LTS: Một tuần sau lễ trao giải Văn học tuổi 20, các tác phẩm đoạt giải đang được nhiều độc giả mọi lứa tuổi tìm đọc.

Tác giả Minh Moon (trái) và Lê Minh Nhựt tại lễ trao giải cuộc thi Văn học tuổi 20 lần 5 - Ảnh: Hữu Khoa

​Sau Nhật Phi (Tuổi Trẻ ngày 29-8), Tuổi Trẻ giới thiệu một góc “chân dung” của ba tác giả đoạt giải nhì và ba.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, không hẹn mà gặp, Nguyễn Ngọc Thuần (giải nhì với tác phẩm Cơ bản là buồn), Lê Minh Nhựt và Minh Moon (đồng giải ba với Gia tộc ăn đất và Hạt hòa bình) đều cho thấy cuộc thi là một dịp để những người viết tự thử thách mình, miệt mài với chữ...

Miệt mài trên cánh đồng...

Cách nay chưa lâu lắm, cha tôi từng dắt tôi ra cánh đồng nhà mình. Ông chỉ cho tôi cái ranh đất - là một bờ mẫu chạy thẳng tắp lên đến tận con kênh xổ phèn. Ranh đất - bờ mẫu ấy, ở quê tôi thường là phần đất chung của hai nhà có ruộng liền kề nhau, mỗi nhà sở hữu một nửa.

Đó là thỏa thuận bất thành văn tự bao đời của những người nông dân. Nhưng cũng có khi vì cái ranh đất ấy mà tình cảm láng giềng, chòm xóm rạn nứt. Có nhiều nhặn gì đâu, chỉ là vài chục mét đất ruộng đầy cỏ dại. 

Dài dòng như thế chỉ để muốn nói: dù muốn hay không thì đất luôn thường trực và chiếm một phần cực kỳ quan trọng trong cuộc đời của những người nông dân và gia đình họ. Người nông dân cần đất và tất nhiên, nếu không có đất thì không thể nào gọi họ là nông dân được nữa.

Có lẽ, tôi là con trai của một người nông dân nên như một lẽ thường, trong những sáng tác của mình thường xuyên mang “hơi” đất. Nó hiện diện một cách tự nhiên, cho dù tôi có cố gắng cách mấy, chuyển hướng cách mấy thì rốt cuộc cũng “về với đất”.

Tuy nhiên cho đến bây giờ, tôi biết mình chỉ cày xới một phần rất cạn phía bên trên cánh đồng của xứ sở mình. Thẳm sâu trong cánh đồng ấy còn có những điều kỳ diệu khác vẫn đang chờ mình đánh thức. Tôi tin rằng không chỉ riêng mình, mà nhiều cây bút khác của vùng Nam bộ vẫn đang miệt mài trên cánh đồng của mỗi người.

Tóm lại, đề tài nông dân - nông thôn Nam bộ luôn “rượt đuổi” các cây bút ở Nam bộ. Tôi vẫn luôn tự hỏi mình rằng: liệu có đủ sức bền để không làm kẻ đứng bên lề?

LÊ MINH NHỰT

Hành trình của sự trưởng thành

Trên thực tế, tôi đang theo đuổi dòng tiểu thuyết lãng mạn lấy đề tài tình yêu làm chủ đạo. Duy chỉ có Hạt hòa bình là viết với chủ đề và phong cách khác hẳn. Đối với tôi đó là cả một quãng thời gian khó quên, khó khăn vô cùng vì thiếu tư liệu, non kiến thức về thời chiến và “kinh nghiệm trận mạc’’ hoàn toàn là con số không.

Nhiều lúc bế tắc, tôi phải bỏ dở bản thảo hàng tháng trời. Hoặc có khi đang viết khí thế, đụng phải mấy thứ vũ khí đạn dược lạ hoắc, tôi lại đành phải gác bút lao vào tìm hiểu về chúng.

Thế nên khi biết Hạt hòa bình được trao giải, tôi đã thở phào nhẹ nhõm, nhủ thầm những công sức mà mình bỏ ra đã được ghi nhận, thật là mừng. Tôi biết có những bạn đọc trẻ (các bác, các chú cựu chiến binh thì quá ủng hộ rồi) đang “ngại” đọc Hạt hòa bình vì thấy sách lấy đề tài về chiến tranh.

Nhưng tôi đã mượn chiến tranh như một cái cớ để nói về hành trình tìm lại chính mình của một người trẻ giữa những sai lầm, hoang mang của hiện tại và một tương lai vô định. 

Trong truyện, cậu bé đã lên một chuyến tàu kết nối quá khứ - hiện tại thông qua một cuộc chiến, một phép ẩn dụ cho hành trình của sự trưởng thành. Đó là một hành trình đầy đau đớn. Nhưng khi cậu bỏ lại những dại khờ, vấp váp sau những toa tàu lộng gió, bước xuống một sân ga mới, ấy sẽ là một buổi bình minh vô cùng rạng rỡ. Tôi nghĩ chính cái tinh thần này của Hạt hòa bình cũng là tinh thần của Văn học tuổi 20 và điều đó giúp tác phẩm được trao giải.

MINH MOON

Sẽ làm phim truyền hình từ Văn học tuổi 20

NXB Trẻ đang xúc tiến làm việc với kênh truyền hình Today TV để bàn kế hoạch chọn tác phẩm đoạt giải Văn học tuổi 20 chuyển thể thành kịch bản phim. Đây là chương trình được ký kết giữa hai đơn vị từ tháng 9-2013, như một hình thức khai thác tác phẩm Văn học tuổi 20 đoạt giải để đưa đến công chúng rộng rãi hơn bằng thể loại phim truyền hình.

Bên cạnh đó, theo tin từ NXB Trẻ, trong số 24 tác phẩm Văn học tuổi 20 chọn in từ năm 2013 đến nay đã có 15 tác phẩm được tái bản. Hiện nay, bản in đặc biệt bộ sách gồm chín tác phẩm đoạt giải đang thu hút bạn đọc và giới sưu tập do lẽ đây là bộ in hạn chế (1.000 cuốn/nhan đề, không tái bản). Trong đó, lựa chọn số 1 vẫn là Người ngủ thuê của Nhật Phi - giải nhất...

Các tựa sách được chọn mua nhiều tiếp theo là: Lý hàng khơi (Đoàn Phương Nam), Urem - người đang mơ (Phạm Bá Diệp), Gia tộc ăn đất (Lê Minh Nhựt), Cơ bản là buồn (Nguyễn Ngọc Thuần), Charao mùa trăng (Nguyễn Thị Khánh Liên)...

LAM ĐIỀN

Các cuộc thi giúp ta bớt ảo tưởng

Về Cơ bản là buồn, khi tôi đặt câu hỏi, liệu có một mối liên hệ nào giữa bầu trời - mặt đất,

Nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần - Ảnh: T.B.C.

quá khứ - hiện tại, giữa người Mỹ - người Việt, giữa trước chiến tranh - sau chiến tranh, tôi tìm được một nhân vật trung gian có thật tên là Hữu Nghị - một nạn nhân chất độc da cam.

Nhưng chiến tranh trong câu chuyện chỉ là một cái cớ để nhìn lại những gì mà con người ta đã đi qua. Giống như kẻ giết người luôn có xu hướng quay lại hiện trường, người ta không thể bước tới tương lai khi chưa thanh toán được quá khứ. Và đó là một câu chuyện dài của rất nhiều thế hệ. Và mất rất nhiều thời gian.

Trước cuộc thi, vài người bạn khuyên tôi đừng dự thi nữa, không vào vòng thì... nhục. Nhưng tôi thì nghĩ khác. Tôi thích cách nghĩ của những nhà làm phim, già trẻ lớn bé gì, năm nào thi cũng được. Một cách giới thiệu bộ phim của mình với công chúng, thẳng thớm và lịch sự. Cũng là cách làm cho con người mình bớt tù mù khi nghĩ về nghề nghiệp, bớt ảo tưởng.

Văn chương có thể đốt người ta ra tro. Trong khi đi thi là phải chấp nhận giao mình vào tay người khác định liệu. Liệu họ có đồng cảm những gì mà mình muốn nói? Đa số nhà văn ở ta thường ít làm thế. Sự nghiệp viết lách của tôi được bảy cuốn sách thì có năm cuốn tôi đều dự thi. May mắn là cả năm đều đoạt giải cao, với ba giải cao nhất. Một tỉ lệ không tệ có phải không?

Nhưng thú thật mà nói, sự tồn tại của một người viết còn quan trọng hơn những giải thưởng. Bạn có thể viết một hai cuốn rồi biến mất. Nhiều khi lại dễ dàng hơn là việc sau mười mấy năm cầm bút bạn vẫn tiếp tục một lộ trình đã vạch sẵn.

\Vẫn còn ở lại trên những trang sách, tiếp tục những dự định mới, những thay đổi, vẫn còn đứng ở đây với tư cách một người viết, đó mới chính là điều mà tôi hướng đến. Nghe đơn giản nhưng thật không dễ dàng. Cũng là điều mà những cuộc thi không thể mang lại.

Với tôi, một cuộc thi là một sức mạnh. Không phải mạnh với ai, mà là cách giúp mình bước qua những trở ngại của cá nhân, bớt ảo tưởng, bớt sợ hãi trước bất cứ một lời khen chê nào, và đi đến một cái nhìn rạch ròi hơn.

NGUYỄN NGỌC THUẦN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar