20/05/2012 07:13 GMT+7

Yêu anh từ những vần thơ...

CÔNG NHẬT(ghi theo lời kể của anh Lê Duy Đức và chị Nguyễn Thùy Liên, TP.HCM)
CÔNG NHẬT(ghi theo lời kể của anh Lê Duy Đức và chị Nguyễn Thùy Liên, TP.HCM)

TT - Biết nhau từ khi cùng ngồi chung giảng đường Đại học Ngoại thương TP.HCM nhưng phải đến hai năm sau khi ra trường, anh và chị mới có dịp hội ngộ, ngồi gần nhau trong buổi họp lớp.

Phóng to
Khoảnh khắc rảnh rỗi hiếm hoi dịp cuối tuần của cả hai - Ảnh: Công Nhật

Từ lúc chính thức hẹn hò cùng nhau, dẫu công việc bận rộn nhưng mỗi ngày anh đều gửi tặng chị một bài thơ với đủ mọi đề tài. “Thơ của anh giống văn xuôi được viết xuống dòng, dài ngắn vô chừng và chẳng theo luật nào cả, đích thị là thơ “con cóc”... Không hiểu sao một đứa con gái chuyên văn như tôi xúc động, mềm nhũn”, chị kể.

Và khi cầu hôn chị, anh cũng mượn thơ để trải lòng:

“Tự nhiên. Trên cánh đồng cỏ xanh. Anh bịt mắt em. Nghe ú òa gió thổi mát lạnh... Vén tóc em, anh cười lấp lánh. Ù òa mình cưới nhau nghe!”.

Đó là một ngày cuối tháng 4-2011.

Ba tháng sau, anh và chị chính thức đến với nhau sau một đám cưới được tổ chức ở ngôi chùa gần nhà, đơn giản và chỉ vỏn vẹn sáu bàn tiệc với sự tham gia của họ hàng thân thiết hai bên.

Với chị, những ngày đầu làm dâu là không dễ dàng. “Anh gốc Bắc và là con một, trong khi tôi là chị cả trong gia đình miền Trung nên những mâu thuẫn về văn hóa, cách sống... không tránh khỏi. Có những lúc tôi buồn tủi và giận chuyện nhà giận lây cả anh, cũng may anh là người nhạy cảm nên đã an ủi, động viên tôi kịp thời. Đọc những bài thơ “con cóc” anh gửi, tôi thường phì cười và cơn giận phần nào trôi qua. Giờ tôi được mẹ anh thương còn hơn con ruột”, chị kể.

Hiện đang làm lãnh đạo của một công ty, chị thường xuyên phải đi công tác xa nhà. Bận rộn với các dự án tài chính, anh vẫn duy trì đều đặn thói quen tặng thơ cho người mình yêu.

“Bà xã vắng nhà. Bàn cơm thiếu mấy món ăn ngẫu hứng. Tiếng nhạc ngừng nhún nhảy. Giường gối mùng mền ngổn ngổn ngang ngang...”, đọc những câu thơ vừa cụt ngủn vừa đầy tính “khiêu chiến” (anh hay chọc tài nấu ăn giới hạn của chị bằng các chữ “đầy sáng tạo”, “ngẫu hứng”), chị thấy cay xè mắt trong chuyến công tác dài ngày tại Hà Nội gần đây.

Đều 26 tuổi, anh và chị cho biết cuộc sống hiện tại rất trọn vẹn vì cả hai luôn tôn trọng và lắng nghe nhau. “Nếu có một khiếm khuyết thì đó chỉ là tiếng cười trẻ thơ cho vui cửa vui nhà. Và tôi tin chắc ngày đầu tiên đứa con chào đời, anh cũng sẽ tặng tôi một bài thơ”, đôi mắt chị long lanh.

CÔNG NHẬT(ghi theo lời kể của anh Lê Duy Đức và chị Nguyễn Thùy Liên, TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Tôi quyết định áp dụng việc cấm điện thoại ở nhiều buổi học hơn, với hy vọng kéo dần các bạn về trạng thái tư duy học tập độc lập cần có.

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Nhọc nhằn mưu sinh, chồng con 'quay lưng', làm sao tôi giữ được sự dịu dàng?

Cuộc sống tôi mơ ước chỉ là ngày ngày bình yên bên gia đình nhỏ, không cần nhà lầu xe hơi, chỉ mong ngôi nhà thật sự là một tổ ấm.

Nhọc nhằn mưu sinh, chồng con 'quay lưng', làm sao tôi giữ được sự dịu dàng?

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn

Tôi ra đời làm đứa con 'lộc trời cho' trong ánh mắt nửa mừng rỡ, nửa lo lắng của những người đã bước sang bên kia dốc cuộc đời.

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn

Về nhà là hành trình tuyệt vời nhất trong tim

Rời xa thành phố đông đúc, những cung đường ven biển dần hiện ra từ phía nắng lên.

Về nhà là hành trình tuyệt vời nhất trong tim

Tuổi 15 của nữ sinh đa năng, lớn lên cùng hoạt động Đội

Tuyết Anh - học trò lớp 9, liên đội trưởng Trường THCS Hà Huy Tập (TP.HCM) - nhiều năm qua không chỉ nổi bật ở trường mà với làng Đội TP.HCM.

Tuổi 15 của nữ sinh đa năng, lớn lên cùng hoạt động Đội

Thượng úy công an góp phần mang 'hạnh phúc' đến với trẻ em vùng cao

Gắn bó với dự án Hạnh phúc cho em từ những ngày đầu, thượng úy Lê Cao Thiên cùng đồng đội đã lan tỏa hành trình đầy nhân văn, biến khát vọng dựng trường, dựng tương lai cho trẻ em vùng cao Sơn La thành hiện thực.

Thượng úy công an góp phần mang 'hạnh phúc' đến với trẻ em vùng cao
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar