13/07/2025 10:57 GMT+7

Về nhà là hành trình tuyệt vời nhất trong tim

Trong vô vàn những chuyến bay nhảy nhiều nơi, khám phá bao la vùng đất trên khắp nẻo Việt Nam trong đời ấy, về nhà luôn là hành trình tuyệt vời nhất.

về nhà - Ảnh 1.

Trước hình ảnh thân thương tựa hơi thở, sao tự nhiên tôi nhớ ba quá đỗi - Ảnh minh họa: TRẦN THANH

Hè điểm. Tôi lên chuyến xe miền Trung của chú Tư, đích đến là Phù Cát (Bình Định cũ). Rời xa thành phố đông đúc, những cung đường ven biển dần hiện ra từ phía nắng lên.

Bên cửa kính, tôi thấp thoáng thấy con thuyền sơn xanh cạnh bờ đang phần phật lá cờ Tổ quốc.

Vài ba tàu cá đậu xa hơn, nhìn chỉ là những chấm nhỏ ngoài khơi, dường như cũng điểm xuyến hồng thẫm quốc kỳ. Trước hình ảnh thân thương tựa hơi thở, cổ họng tôi chợt có chút nghẹn ngào đến lạ. Sao tự nhiên mà tôi nhớ ba quá đỗi.

1. Ba tôi là một người đàn ông sương gió, như chú Tư, cũng đứng sau chiếc vô lăng nhưng là vô lăng bằng gỗ, loạng choạng sóng vỗ lên mạn thuyền. Chú Tư rù rì kể khi nghe tôi nhắc tới ba: nghề tài xế lắm vất vả, đất bằng đã thế nói chi tới biển dã khơi xa.

Tôi ngồi cạnh chú Tư để chuyện trò những thứ tưởng chừng đã chẳng còn nhớ tới. Tôi kể về những chuyến biển phải đi xuyên Tết của ba. Chú nói về nhiều chuyến xe phải chạy ngay đêm giao thừa sum họp. Tôi nhớ thương cái hũ mắm đục ăn chung với chén bún ngày mùng một của nội. Chú thèm mùi tôm khô củ kiệu mà vợ hay làm hôm hăm mấy.

Những năm ghe nghỉ sớm, tầm hăm mấy là ba xách thạp mắm về. Gần giao thừa, tôi mới lọ mọ mang ba lô về quê. Mới tới đầu ngõ đậu sương, tôi đã nghe được bồi hồi mùi cá cơm lên men chát mặn. Nhắm mắt hít một hơi đầy phổi, tôi rạo rực lần tìm mái nhà thân thuộc theo mùi biển dã đơm hương.

Ba đã thấy tôi từ xa nhưng luôn giả vờ lạnh lùng, gọi tôi bằng câu chào cố tỏ ra hờ hững "Về rồi thì vào nhà phụ đi". Ba nén niềm vui đoàn tụ trong từng vòng vải xoắn chặt xác cá cơm đã rục. Ba tích cóp yêu thương qua những giọt tinh túy, tí tách chảy chậm, đậm mùi đạm cá.

Ba che chở tôi lành lặn bằng đôi bàn tay bị nước mắm ăn mòn. Hình như ba đã nếm đến tê lưỡi hết vị mặn của biển rồi hoán đổi chúng thành chất màu ngọt quý.

Ngày ba không còn hút thuốc được nữa, nhà tôi trôi mất mùi biển dịp Tết đến. Mẹ chùi mắt đỏ ửng, bưng đĩa bún cùng chén mắm đục đặt trước hình ba. Khói nhang tỏa ra ướp hết vị mặn của cá, chỉ còn thoang thoảng chút kỷ niệm xa xôi ùa về.

Xe vẫn chạy xập xình mang nỗi nhớ quê trong câu chuyện nhỏ của hai chú cháu. Tôi quay sang nhìn chú Tư, thấy mắt chú nhòe rươm rướm đỏ. Những vết đồi mồi trên khóe mắt chú, lẩn khuất sau chiếc khẩu trang, hằn lên nỗi nhọc nhằn và lo âu. Bàn tay chú cũng gầy guộc bong tróc như ba, vài nốt chai sần tựa những vết sẹo ấn chặt vào tim tôi nhói buốt. Chẳng hiểu sao tôi có thể mường tượng ra cả mớ hình ảnh của ba những đợt biển thất thu từ hình ảnh đó của chú Tư.

Càng nghĩ, cái vị xót xa lại càng tràn đầy cuống họng. Mùi biển từng ghim vào mũi, vào phổi, vào trong hằng hà ký ức dịp Tết, nay bị phong ấn ngoài tấm khẩu trang. Tôi nhìn mặt biển, nhìn những con thuyền chao đảo, chợt nghĩ về bao miền ký ức xa xăm.

Tôi từng bay nhảy nhiều nơi, khám phá bao la vùng đất trên khắp nẻo Việt Nam. Những mảnh đời dung dị, những nụ cười hiền hòa từ bao con người mà tôi hay gọi bằng hai tiếng "đồng bào". Nhưng có lẽ trong vô vàn những chuyến đi trong đời ấy, về nhà luôn là hành trình tuyệt vời nhất trong tim.

2. Ngồi nhiều giờ trên xe, đến khi chạm chân xuống mảnh đất quê nhà thì trời dần tắt nắng.

"Bây về hồi nào đây?".

Đó là câu đầu tiên mẹ nói hôm ấy. Tôi ngước sang thấy lưng mẹ còng hơn, lom khom níu lấy cây nạng, tựa bên khung cửa sắt. Chân tóc trước trán mẹ đã nhuốm bạc một nửa, nếp nhăn hằn sâu cùng mấy vết đồi mồi.

Mẹ không hỏi tại sao tôi về lúc này, chỉ muốn biết tôi đã đứng tần ngần đợi bao lâu. Mẹ nghĩ bà lãng tai, nghễnh ngãng không nghe tôi gọi cửa. Bà chỉ sợ tôi chờ dù chỉ trong vài phút. Dù rằng tôi đã để ba mẹ đợi hết non nửa cuộc đời...

Tôi ôm chầm lấy mẹ, ôm cả cây nạng của mẹ vào lòng. Mấy giọt nước mắt của tôi giấu khẽ sau bả vai gầy của mẹ. Hình như mẹ cũng đang khóc. Người đàn bà long đong nửa kiếp đã dành hết sự nhạy cảm để thương con.

Tôi từng bay nhảy nhiều nơi, khám phá bao la vùng đất trên khắp nẻo Việt Nam. Những mảnh đời dung dị, những nụ cười hiền hòa từ bao con người mà tôi hay gọi bằng hai tiếng "đồng bào". Nhưng có lẽ trong vô vàn những chuyến đi trong đời ấy, về nhà luôn là hành trình tuyệt vời nhất trong tim.

Quê hương không hề "cũ rích" khi đã quá quen thuộc. Những lời kể của ba mẹ cũng chẳng nhàm chán khi toàn "hồi xửa, hồi xưa...". Bởi càng đi xa, tôi càng thấy nhớ nhà. Càng trưởng thành, càng thấu hiểu vì sao ba mẹ hay kể chuyện ngày cũ. Bởi họ cũng nào còn nhiều thời giờ cho những chuyện mai sau...

Lá thư này con chưa gửi cho ba

Con gái đây ba. Con đã viết lá thư này mãi từ mùa Tết của năm trước, lúc con về nhà ăn Tết sau nhiều năm không về. Đó có lẽ là một mùa xuân ấm áp nhất của nhà mình, với đầy đủ chúng con.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tuổi 15 của nữ sinh đa năng, lớn lên cùng hoạt động Đội

Tuyết Anh - học trò lớp 9, liên đội trưởng Trường THCS Hà Huy Tập (TP.HCM) - nhiều năm qua không chỉ nổi bật ở trường mà với làng Đội TP.HCM.

Tuổi 15 của nữ sinh đa năng, lớn lên cùng hoạt động Đội

Thượng úy công an góp phần mang 'hạnh phúc' đến với trẻ em vùng cao

Gắn bó với dự án Hạnh phúc cho em từ những ngày đầu, thượng úy Lê Cao Thiên cùng đồng đội đã lan tỏa hành trình đầy nhân văn, biến khát vọng dựng trường, dựng tương lai cho trẻ em vùng cao Sơn La thành hiện thực.

Thượng úy công an góp phần mang 'hạnh phúc' đến với trẻ em vùng cao

Xây công trình biểu tượng ở Bảo tàng Lịch sử quân sự theo lệnh khẩn cấp của bộ trưởng Quốc phòng

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu các đơn vị xây dựng công trình khu biểu tượng ghi nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nước trong các cuộc kháng chiến của Việt Nam, theo lệnh xây dựng công trình khẩn cấp của bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Xây công trình biểu tượng ở Bảo tàng Lịch sử quân sự theo lệnh khẩn cấp của bộ trưởng Quốc phòng

Chàng trai quăng xe, lao tới cứu cháu bé trước mũi tàu hỏa

Trong lúc đi làm về, phát hiện cháu bé đang loạng choạng ở đường ray không lùi lại được, trong khi tàu hỏa đang đến gần, Nam quăng xe lao tới kéo cháu bé ra.

Chàng trai quăng xe, lao tới cứu cháu bé trước mũi tàu hỏa

30 tuổi 30 lần hiến máu: 'Chọn hiến máu để mang lại sự sống'

Trong bối cảnh cả nước thiếu nguồn máu dự trữ, nhiều bạn trẻ ở TP.HCM tham gia hiến máu cứu người. Có bạn vượt qua nỗi sợ hãi lần đầu hiến máu, có bạn hiến máu 30 lần...

30 tuổi 30 lần hiến máu: 'Chọn hiến máu để mang lại sự sống'

Giữa trưa nắng, người dân đến trải bạt ở bờ sông Hàn ‘xí chỗ’ xem chung kết pháo hoa

Trưa 12-7, hàng trăm người dân và du khách đã đổ về hai bờ sông Hàn (TP Đà Nẵng) để chọn chỗ đẹp xem chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025, giữa đội chủ nhà Việt Nam và đội Trung Quốc.

Giữa trưa nắng, người dân đến trải bạt ở bờ sông Hàn ‘xí chỗ’ xem chung kết pháo hoa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar