26/04/2022 09:31 GMT+7

Xuất hiện 1 ca Ebola ở Congo, WHO cảnh báo 'thời gian không đứng về phía chúng ta'

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Theo Hãng tin Sputnik ngày 25-4, một nam thanh niên 31 tuổi ở thành phố Mbandaka, tỉnh Equateur, Cộng hòa dân chủ Congo, được xác nhận là nhiễm virus Ebola.

Xuất hiện 1 ca Ebola ở Congo, WHO cảnh báo thời gian không đứng về phía chúng ta - Ảnh 1.

Cơ quan y tế Cộng hòa dân chủ Congo phát hiện 1 trường hợp nhiễm Ebola và cảnh báo về đợt bùng phát mới nhất của bệnh này - Ảnh: WHO CHÂU PHI

Người này bắt đầu có triệu chứng từ ngày 5-4. Sau khi tự điều trị ở nhà hơn một tuần, bệnh nhân phải nhập viện vào khoa chăm sóc đặc biệt dành cho người nhiễm Ebola vào ngày 21-4.

Bệnh nhân tử vong sau đó, cùng ngày. Anh được mai táng đúng cách để giảm thiểu nguy cơ virus tiếp tục lây nhiễm. Cơ sở y tế nơi bệnh nhân được chăm sóc cũng đã được khử khuẩn.

Nhà chức trách đang truy vết hơn 70 người có tiếp xúc với bệnh nhân.

Về ca nhiễm này, ngày 23-4, giám đốc khu vực châu Phi của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bác sĩ Matshidiso Moeti nhấn mạnh: "Thời gian không đứng về phía chúng ta. Ca bệnh đã khởi phát hai tuần và hiện chúng tôi đang chơi trò đuổi bắt. Tin tốt là các cơ quan y tế ở Congo có nhiều kinh nghiệm hơn bất kỳ ai trên thế giới trong kiểm soát nhanh chóng dịch Ebola".

Ông Tedros Ghebreyesus, giám đốc WHO, cho biết việc tiêm vắc xin Ebola sẽ được triển khai trong vài ngày tới. Congo sẽ gửi vắc xin từ nguồn dự trữ quốc gia đến các địa phương.

Bác sĩ Moeti cho biết nhiều người dân ở Mbandaka đã được tiêm vắc xin Ebola nên tác động của dịch sẽ giảm bớt. Ngoài ra, những ai đã tiêm từ đợt dịch năm 2020 sẽ được tiêm nhắc lại.

Thông tin về ca nhiễm Ebola mới xảy ra chỉ 4 tháng sau đợt bùng phát Ebola cuối cùng ở Congo. Nước này đã trải qua 14 đợt dịch Ebola kể năm 1976, khi bệnh Ebola lần đầu xuất hiện.

Virus Ebola được phát hiện lần đầu tiên ở gần sông Ebola River, thuộc Cộng hòa dân chủ Congo năm 1976.

Virus Ebola lây khi tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh hoặc bề mặt có virus. Các triệu chứng ban đầu là đau nhức cơ và sốt.

Đợt bùng phát Ebola lớn nhất từ trước đến nay là đợt dịch ở Tây Phi từ tháng 12-2013 kéo dài đến tháng 1-2016, với 28.646 ca mắc và 11.323 ca tử vong. Tỉ lệ tử vong dao động từ 25-90% trong các đợt bùng phát trước.

Các phương pháp điều trị hiện nay đã cải thiện đáng kể cơ hội sống sót của bệnh nhân Ebola. Tuy nhiên, các ảnh hưởng hậu Ebola kéo dài ngay cả sau khi hồi phục, gồm đau nhức cơ, các vấn đề về mắt, thị lực, và đau dạ dày.

Congo lại xuất hiện ca mắc Ebola sau khi tuyên bố kết thúc đợt dịch thứ 11

TTO - Bộ Y tế Cộng hòa dân chủ Congo ngày 7-2 cho biết nước này đã ghi nhận một ca Ebola mới ở miền đông đất nước, gần thành phố Butembo, vài tháng sau khi nước này tuyên bố đợt dịch thứ 11 kết thúc.


HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

‘Kết quả thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng’ của Nestlé Milo như thế nào?

Thời gian qua, dư luận xôn xao việc trên bao bì của sản phẩm sữa lúa mạch Nestlé Milo có nội dung quảng cáo: “Nay đã được chứng minh khoa học bền bỉ hơn. Được thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng”.

‘Kết quả thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng’ của Nestlé Milo như thế nào?

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Một nghiên cứu mới cho thấy tất cả sinh vật sống, kể cả con người, đều tự phát ra một ánh hào quang mờ nhạt cho đến khi chết.

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Đà Nẵng khuyến cáo người dân phòng chống COVID-19 trong cao điểm du lịch hè

Sở Y tế Đà Nẵng khuyến cáo người dân chủ động phòng chống dịch COVID-19, trong bối cảnh số ca mắc có thể gia tăng khi vào cao điểm du lịch hè.

Đà Nẵng khuyến cáo người dân phòng chống COVID-19 trong cao điểm du lịch hè

Ông Obama, bà Harris, Clinton gửi lời chúc: Ông Biden là chiến binh, sẽ vượt qua ung thư

Hàng loạt chính trị gia đã gửi những lời chúc tốt đẹp đến cựu tổng thống Mỹ Biden, khi ông được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Ông Obama, bà Harris, Clinton gửi lời chúc: Ông Biden là chiến binh, sẽ vượt qua ung thư

Triệu chứng phổ biến báo hiệu đột quỵ nhưng dễ bị bỏ qua

Một nghiên cứu mới cho thấy ảnh hưởng của cơn đột quỵ nhẹ có thể kéo dài lâu hơn nhiều so với những gì mọi người thường nghĩ.

Triệu chứng phổ biến báo hiệu đột quỵ nhưng dễ bị bỏ qua

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt: Loại ung thư dễ di căn đến xương

Cựu tổng thống Biden được chẩn đoán bị ung thư tuyến tiền liệt di căn xương. Tại Việt Nam, đây là bệnh ung thư khá phổ biến.

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt: Loại ung thư dễ di căn đến xương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar