20/01/2018 12:17 GMT+7

Xử trí khi bé bị trớ sữa hay ọc sữa

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh

Nguyên nhân của ọc sữa của trẻ sơ sinh có thể do quá no, do trào ngược dạ dày thực quản hay do viêm ruột, nhiễm trùng huyết.

Xử trí khi bé bị trớ sữa hay ọc sữa - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: metro.co.uk

Trong bụng mẹ, mẹ cung cấp mọi chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ qua bánh nhau. Hệ tiêu hóa của trẻ chỉ bắt đầu hoạt động sau khi sinh. Trong vài tuần đầu đời, khi hệ tiêu hóa còn phải điều chỉnh để thích ứng, trẻ dễ bị nôn trớ.

Nếu sau khi bú, trẻ chỉ nhả một ít sữa thì hiện tượng này gọi là trớ sữa. Đây là một hiện tượng sinh lý, sẽ tự khỏi. Nếu trẻ bị trào vọt ra nhiều sữa kèm biểu hiện khóc, khó chịu, khò khè, thở khó thì gọi là nôn/ói hay ọc sữa.

Nguyên nhân của ọc sữa của trẻ sơ sinh có thể do quá no, do trào ngược dạ dày thực quản hay do viêm ruột, nhiễm trùng huyết. 

Khi trẻ bị ọc sữa, nên giữ bình tĩnh, không bế xốc trẻ lên mà nghiêng người trẻ sang bên, nhẹ nhàng nâng trẻ lên, lấy khăn lau miệng trẻ. Nếu trẻ ọc sữa qua mũi miệng, không nên dùng miệng hút sữa trong mũi, nên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý. Vệ sinh miệng trước, mũi sau.

Nếu trẻ vẫn bú bình thường, vẫn lên cân bình thường và không kèm dấu hiệu bất thường nào khác thì nhiều khả năng trẻ bị trào ngược sữa từ dạ dày lên (trào ngược dạ dày thực quản) do cơ thắt ở cổ dạ dày hoạt động chưa tốt. Đa số trường hợp trẻ bị chứng bệnh này sẽ tự khỏi khi lớn hơn. 

Phụ huynh có thể làm giảm hiện tượng trào ngược này bằng cách cho trẻ bú ít lại trong mỗi cữ bú nhưng tăng số cữ bú lên để trẻ không bị thiếu sữa. Sau khi bú, bạn cần bế trẻ ở tư thế thẳng đứng khoảng 30 phút. 

Trẻ nên nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi bằng cách dùng gối chống trào ngược hoặc dùng ghế nằm có thể nâng đầu dành cho trẻ nhỏ.

Một số trẻ có thể bị trào ngược dạ dày thực quản nặng, khiến trẻ lên cân ít hoặc bị các biến chứng về hô hấp (viêm hô hấp, sặc sữa). Khi đó, trẻ cần được điều trị bằng thuốc hoặc thậm chí bằng phẫu thuật.

Nếu thấy trẻ có những biểu hiện như: nôn ra dịch có màu (xanh, vàng, nâu, đỏ…); ọc nhiều lần, sau mỗi lần bú; bú kém đi; không có phân hoặc phân bất thường; bụng phình to; sốt; quấy khóc nhiều hoặc ngủ nhiều hơn bình thường… thì cần đưa trẻ đi khám bệnh ngay.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

4 bài tập đơn giản giúp giảm đau lưng dưới hiệu quả

Tư thế sai do ngồi lâu, khởi động chưa đúng cách khi tập thể dục - nhiều yếu tố của cuộc sống hiện đại đóng góp rất lớn vào việc gây ra đau lưng.

4 bài tập đơn giản giúp giảm đau lưng dưới hiệu quả

Ăn tiết canh, lòng heo rồi tím ngắt toàn thân phải nhập viện

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh, lòng heo ở quán quen. Đây không phải trường hợp duy nhất nhiễm liên cầu lợn đang điều trị tại bệnh viện.

Ăn tiết canh, lòng heo rồi tím ngắt toàn thân phải nhập viện

Loại thời tiết 'đáng chán' nhưng giúp bạn tăng mức độ hạnh phúc

Một nghiên cứu khoa học chứng minh loại thời tiết có thể giúp chúng ta tăng mức độ hạnh phúc, cải thiện khả năng tập trung.

Loại thời tiết 'đáng chán' nhưng giúp bạn tăng mức độ hạnh phúc

Khi nào khám chữa bệnh ở tuyến cuối được chi trả bảo hiểm y tế?

Bảo hiểm y tế là một chính sách an sinh xã hội quan trọng, góp phần chia sẻ chi phí y tế, giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế không ít người dân vẫn còn lúng túng, chưa nắm rõ quyền lợi của mình.

Khi nào khám chữa bệnh ở tuyến cuối được chi trả bảo hiểm y tế?

5 lầm tưởng phổ biến về thời kỳ mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh không chỉ là cơn bốc hỏa và kinh nguyệt không đều, còn không ít những lầm tưởng liên quan đến giai đoạn này.

5 lầm tưởng phổ biến về thời kỳ mãn kinh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar