01/07/2025 14:01 GMT+7
Trở lại chủ đề

Xôn xao hình ảnh nhóm cảnh sát quỳ gối trước những người Hồi giáo

Hình ảnh một nhóm cảnh sát quỳ gối trước những người mặc trang phục Hồi giáo đang gây xôn xao trên các nền tảng mạng xã hội, nhiều người tranh cãi về tính thực hư của nó.

Hồi giáo - Ảnh 1.

Bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh một nhóm cảnh sát quỳ gối trước những người đàn ông mặc trang phục Hồi giáo - Ảnh: X/@lazydjay

Bức ảnh này nhanh chóng thu hút sự chú ý trên nhiều nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là khi một số tài khoản đăng tải hình kèm theo dòng chú thích mang tính kích động: “Chỉ có kẻ phản bội mới cúi đầu trước quân xâm lược”. 

Sự xuất hiện của hình ảnh lập tức làm dấy lên lo ngại về nguy cơ thổi bùng căng thẳng giữa các quốc gia khác biệt về tôn giáo và hệ tư tưởng, đồng thời khoét sâu mâu thuẫn sắc tộc trong bối cảnh chính trị vốn đã nhạy cảm.

Tuy nhiên, sau khi tiến hành xác minh, trang kiểm chứng thông tin FullFact xác nhận bức ảnh nhiều khả năng là một sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Theo FullFact, bức ảnh lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2024 trong một bài đăng trên nền tảng X (hiện đã bị xóa) và được xác định là không có nguồn gốc rõ ràng từ bất kỳ tổ chức báo chí hoặc cơ quan tin cậy nào. 

Bên cạnh đó, các dấu hiệu cho thấy tấm hình được tạo ra bởi AI rất dễ nhận biết. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy một trong những chi tiết đáng chú ý là hình dáng bất thường của các nhân vật trong ảnh. 

Thứ nhất, người cảnh sát ở phía bên phải có bàn chân dài một cách bất thường và tỉ lệ cơ thể không cân đối. 

Thứ hai, người cảnh sát phía bên trái có tư thế kỳ lạ, với phần chân trái bị gập lệch một cách phi lý, gần như tách rời khỏi phần thân. Khi tăng độ sáng của hình ảnh, những điểm bất thường này hiện rõ hơn.

Thứ ba, khuôn mặt và bàn tay của những người đàn ông đứng phía sau cũng có dấu hiệu bị bóp méo - một đặc trưng thường thấy trong các hình ảnh do AI tạo ra. 

Ngoài ra, mắt, mũi, miệng, và tay của một vài người đàn ông cũng không đối xứng, thậm chí có những chi tiết bị lặp lại hoặc biến dạng theo kiểu "rối loạn hình học" mà các thuật toán hiện tại vẫn chưa khắc phục được.

Theo FullFact, hiện AI đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và tạo ra nhiều nội dung giả mạo tinh vi, do đó việc kiểm chứng thông tin là vô cùng quan trọng để tránh việc lan truyền tin sai lệch.

Hồi giáo - Ảnh 2.

Các dấu hiệu được khoanh vùng chứng minh tấm hình được tạo ra bởi AI - Ảnh: FullFact

Hồi giáo - Ảnh 3.

Công cụ Illuminarty phân tích hình ảnh cho thấy gần 90% tấm ảnh này được tạo ra bởi AI - Ảnh: Lead Stories

Hồi giáo - Ảnh 4.

Công cụ HuggingFace cũng cho ra kết quả tương tự, với 90% khả năng bức ảnh được AI chỉnh sửa - Ảnh: Lead Stories

Tháng Ramadan, người Hồi giáo ăn uống như thế nào?

Từ ngày 22 và 23-3, tháng lễ Ramadan hay "tháng nhịn ăn" năm 2023 của các tín đồ Hồi giáo đã chính thức bắt đầu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Có hay không chuyện hai hòn đảo cách nhau khoảng 5km nhưng chênh nhau tới 22 giờ?

Mạng xã hội đang lan truyền thông tin thú vị về hai hòn đảo nằm cách nhau khoảng 5km nhưng lại có múi giờ lệch nhau đến 22 giờ.

Có hay không chuyện hai hòn đảo cách nhau khoảng 5km nhưng chênh nhau tới 22 giờ?

Sự thật về video cô gái nhảy dù tử nạn khi đang biểu diễn

Một video khiến dân mạng hoang mang vì được cho là ghi lại khoảnh khắc một nữ vận động viên nhảy dù tử nạn khi đang biểu diễn.

Sự thật về video cô gái nhảy dù tử nạn khi đang biểu diễn

Phát hiện thuốc giảm đau gây nghiện trong các túi bột mì viện trợ nhân đạo ở Gaza?

Thuốc oxycodone nghi gây nghiện bị phát hiện trong bột mì viện trợ của Mỹ - Israel tại Gaza theo thông tin lan truyền trên mạng xã hội.

Phát hiện thuốc giảm đau gây nghiện trong các túi bột mì viện trợ nhân đạo ở Gaza?

Tranh cãi logo hãng xe Volkswagen: Chữ V và W dính liền hay tách nhau?

Biểu tượng Volkswagen gây tranh cãi vì nhiều người nói rằng họ nhớ trước đây chữ V và W dính liền, khác với thiết kế hiện tại.

Tranh cãi logo hãng xe Volkswagen: Chữ V và W dính liền hay tách nhau?

Có hay không chuyện thượng nghị sĩ Cộng hòa nhận tiền để 'phản' ông Trump?

Thượng nghị sĩ Thom Tillis bị cáo buộc đã nhận 750.000 USD từ phe Dân chủ để phản đối dự luật ngân sách của ông Trump.

Có hay không chuyện thượng nghị sĩ Cộng hòa nhận tiền để 'phản' ông Trump?

Khó tin, nhưng là thật: Biến thành muôn loài chỉ với bàn tay

Nghệ sĩ Ý Guido Daniele đã sáng tạo ra những loài động vật sống động như thật chỉ với bàn tay và khả năng hội họa kỳ diệu.

Khó tin, nhưng là thật: Biến thành muôn loài chỉ với bàn tay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar