28/04/2024 15:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

Xóm Mồ Côi chỉ 7 nóc nhà nhưng có 10 liệt sĩ, 2 anh hùng

Ở rìa thành phố Hội An có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 10 liệt sĩ, hai anh hùng.

Xóm Mồ Côi nằm giữa đồng lúa Hội An - Ảnh: B.D.

Xóm Mồ Côi nằm giữa đồng lúa Hội An - Ảnh: B.D.

Con đường nhỏ dẫn từ đường Lý Thái Tổ chạy qua rặng tre già ngược ra xóm Mồ Côi (phường Cẩm Châu, Hội An, Quảng Nam) nằm lọt thỏm giữa đồng lúa. Ngay đầu lối vào là một tấm bia ghi rõ những chiến công oanh liệt.

Vào xóm Mồ Côi dịp kỷ niệm ngày đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối đâu cũng chộn rộn khói hương. Trước xóm có 7 hộ gia đình nhưng nay chỉ còn 4 hộ ở lại. 

Mỗi nhà là một thành lũy cách mạng

Ông Nguyễn Hải Sơn (77 tuổi), thương binh 2/4 và là một trong số ít cư dân "gốc" ở xóm Mồ Côi, nói ban đầu xóm không có tên là xóm Mồ Côi mà chỉ gọi chung chung là xóm cồn nổi. 

Những năm chiến tranh ác liệt, xóm nhỏ trở thành căn cứ cách mạng để che giấu cán bộ Thị ủy Hội An (nay là Thành ủy Hội An).

Tài liệu của Trung tâm Quản lý bảo tồn Di sản văn hóa Hội An ghi rõ lịch sử con xóm nhỏ với những chiến công bi hùng. Người dân dù đói nghèo nhưng một lòng một dạ dâng hiến tất cả cho cách mạng.

Bia di tích lịch sử ở xóm Mồ Côi - Ảnh: B.D.

Bia di tích lịch sử ở xóm Mồ Côi - Ảnh: B.D.

Là gia đình trực tiếp nuôi giấu cán bộ, nhà ông Sơn có hai người đã hy sinh cho đất nước. Cha ông là liệt sĩ Nguyễn Dưỡng hy sinh năm 1961. Người chú là liệt sĩ Nguyễn Cho từng là cán bộ bí mật tại nhà lao Hội An.

Trong một trận đánh tại Hội An năm 1967, ông Cho hy sinh, về sau được Nhà nước công nhận liệt sĩ.

"Giai đoạn đó hầu như mỗi nhà ở đây đều có hầm hào dưới nền. Mỗi hộ là một căn cứ thu nhỏ của cách mạng. Chiến tranh làm chết nhiều bà con, hầu như nhà nào ở xóm tui cũng có ít nhất một liệt sĩ", ông Sơn nói.

Nhắc nhớ ngày đau thương vì Tổ quốc

Tài liệu lịch sử Đảng bộ thị xã Hội An (nay là thành phố Hội An) giai đoạn 1930-1975 cũng nhắc đến ngày đau thương nhất ở xóm Mồ Côi.

Ông Sơn sửa soạn bàn thờ - Ảnh: B.D.

Ông Sơn sửa soạn bàn thờ - Ảnh: B.D.

Đó là ngày 18-10-1967, phía đối phương tập trung hỏa lực dồn lên xóm nhỏ với những mái nhà tranh xơ xác. Trong khoảnh khắc, xóm nhỏ rực cháy như bó đuốc tre, nhà cửa bị san phẳng. Nhiều chiến sĩ có mặt trong thời điểm làng bị tấn công đã kiên cường chống trả nhưng đều lần lượt hy sinh.

Sau ngày đau thương đó, toàn bộ người dân cả nhỏ lẫn lớn bị đưa vào nhà lao Hội An, một số bị đưa ra giam giữ ở Côn Đảo. Xóm Mồ Côi bị xóa trắng đúng như tên gọi của nó.

Ông Nguyễn Văn Cũ, người lớn tuổi ở xóm Mồ Côi, kể sau giải phóng bà con kéo nhau về dựng lại nhà cửa.

Cái tên xóm Mồ Côi được giữ cho tới bây giờ như để nhắc nhớ nhau về ký ức thương đau của những người dân nghèo đã hy sinh cho cách mạng, cho ngày Tổ quốc được hòa bình.

Xóm Mồ Côi ngày nào giờ đã thành làng du lịch - Ảnh: B.D.

Xóm Mồ Côi ngày nào giờ đã thành làng du lịch - Ảnh: B.D.

Gian thờ nhà ông Cũ đang thờ nhiều liệt sĩ, họ đều là anh em ruột cha ông. Bà nội ông, cụ Trần Thị Ân, được Nhà nước phong tặng Mẹ Việt Nam anh hùng.

Ốc đảo Mồ Côi thành làng du lịch

Từ trung tâm thành phố Hội An đi qua đám ruộng là doi đất mọc lên giữa đồng, bao quanh bởi hàng dừa cao tít. Xóm Mồ Côi từng bị xóa sổ ngày nào giờ thành đảo du lịch với villa, homestay dập dìu khách Tây.

Chiến tranh đã lùi xa gần 50 năm, những hố bom đã được thay bằng ruộng vườn, nhà cửa, nhưng xóm Mồ Côi vẫn là một địa chỉ hành hương của lòng yêu nước.

Câu chuyện bi hùng về một xóm nhỏ chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 10 liệt sĩ, một mẹ Việt Nam anh hùng, 2 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều thương binh là biểu tượng cho ý chí hy sinh sắt đá, khát vọng hòa bình ngày hôm nay.

Về làng anh hùng Núp

TT - Hay tin UBND tỉnh Gia Lai xây dựng đề án phục dựng nguyên trạng làng Kông Hoa, chúng tôi trở lại ngôi làng đã đi vào văn học trong tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc và ghi dấu trong lòng bao thế hệ về người anh hùng Núp đứng lên kháng Pháp.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Sau cơn mưa lớn sáng 10-5, nhiều hộ dân ở phường Tam Bình (TP Thủ Đức, TP.HCM) ngập nặng, nước tràn vào nhà làm hư hỏng đồ đạc.

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Trung niên đi học ở xứ người

Vậy là tôi chính thức xong năm nhất đại học dù đã đi học hai năm nếu tính luôn hai học kỳ tiếng Anh của mình.

Trung niên đi học ở xứ người

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

Tình đồng đội như câu chuyện cổ tích trong thời chiến và thời bình. Đúng là nhân lành quả ngọt, chuyện như cổ tích.

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

'Quái kiệt' hơn 60 năm chân trần giữ rừng quý

Ẩn mình giữa rừng già Trường Sơn, người đàn ông 66 tuổi với đôi chân trần rắn rỏi đã trải qua những năm tháng cuộc đời đầy thăng trầm gắn liền với núi rừng. Đôi chân chưa từng mang dép nhưng vẫn vượt gai rừng, đá nhọn bảo vệ rừng quý.

'Quái kiệt' hơn 60 năm chân trần giữ rừng quý

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 2: Không xây trụ sở mới, để tiền lo cho dân

Khi mới nhập - tách tỉnh, chủ trương lãnh đạo tỉnh Minh Hải thời đó (hay Cà Mau và Bạc Liêu sau này) là không xây trụ sở làm việc mà dồn toàn bộ nguồn lực cho vùng nông thôn nghèo khó, vùng căn cứ cách mạng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 2: Không xây trụ sở mới, để tiền lo cho dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar