13/12/2021 14:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Xơ phổi, mất khứu giác hậu COVID-19 không thể coi thường

THU HIẾN - CẨM NƯƠNG
THU HIẾN - CẨM NƯƠNG

TTO - Nhiều bệnh nhân COVID-19 sau khi khỏi bệnh đi khám tầm soát mới phát hiện mình bị xơ phổi, đặc biệt là đối với những bệnh nhân phải nhập viện. Theo các bác sĩ, nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng về sau.

Xơ phổi, mất khứu giác hậu COVID-19 không thể coi thường - Ảnh 1.

Bệnh nhân điều trị hậu COVID-19 tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức) - Ảnh: THU HIẾN

Xơ phổi hậu COVID-19 là tình trạng nhu mô phổi bị phá hủy trong giai đoạn cấp tính sẽ không thể phục hồi trạng thái nhu mô phổi bình thường, mà thay bằng những mô xơ dẫn đến khó thở, đặc biệt là khó thở khi vận động thể lực.

Di chứng về sau

TS Nguyễn Như Vinh, trưởng khoa thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết bệnh viện này đã khám cho rất nhiều bệnh nhân sau khi khỏi COVID-19 bị xơ phổi, tổn thương ở phổi. Đa số tập trung ở những bệnh nhân nhập viện phải thở máy, thở oxy...

Đối với một số ít bệnh nhân COVID-19 phổi sẽ phục hồi nhanh không cần điều trị, tuy nhiên nhiều người bị tổn thương phổi nếu không phát hiện sớm phổi sẽ bị xơ dẫn đến khó điều trị, bị suy hô hấp để lại di chứng về sau.

Theo bác sĩ Vinh, khi bị xơ phổi bệnh nhân thường có biểu hiện sớm là tình trạng khó thở, thiếu oxy hoặc khó thở khi gắng sức, đặc biệt là ban đêm. Ở giai đoạn trễ sẽ bị suy hô hấp kéo dài, liên tục thiếu oxy lúc đó bệnh nhân sẽ khó thở, đầu ngón tay, ngón chân sẽ bị tím tái, đầu ngón tay phình ra...

"Đối với những bệnh nhân xơ phổi việc điều trị có thể diễn ra 1 - 2 tháng là bình phục. Tại nước ngoài nhiều bệnh nhân phải điều trị lâu hơn, các bác sĩ phải cho thuốc để điều trị lâu dài. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu, phải điều trị bằng các thuốc corticosteroid hoặc thuốc chống xơ hóa", bác sĩ Vinh nói.

Nên tầm soát sau khi khỏi bệnh

Theo bác sĩ Vinh, những bệnh nhân COVID-19 phải nằm viện nên đi khám lại để theo dõi tình trạng phổi và các di chứng khác. Đối với bệnh nhân không nằm viện mà điều trị ở nhà hay khu cách ly nếu vẫn còn tình trạng khó thở khi gắng sức thì nên đi khám để kiểm tra phổi.

Bác sĩ CKII Huỳnh Tấn Vũ, trưởng đơn vị điều trị ban ngày cơ sở 3, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân xơ phổi cần được tập vật lý trị liệu hô hấp liên tục, lâu dài dưới sự hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu, và tránh những tác nhân có thể làm trầm trọng hơn tình trạng tổn thương phổi sẵn. 

Cụ thể, những bệnh nhân này nên tránh môi trường ô nhiễm khói bụi, cai thuốc lá, tiêm ngừa vắc xin cúm mùa, và có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý giúp tăng sức đề kháng - tránh nhiễm trùng hô hấp do bất kỳ nguyên nhân nào.

"Lưu ý, việc điều trị xơ phổi hậu COVID-19 có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm tùy diễn tiến bệnh. Do đó, việc kiên trì tuân thủ điều trị và tái khám đóng vai trò quan trọng", bác sĩ Vũ nói.

Mất khứu giác sau mắc COVID-19

Không chỉ bệnh nhân COVID-19 mới gặp phải các vấn đề giác quan, mà nhiều người sau khi khỏi bệnh hoàn toàn vẫn gặp lại tình trạng mất khứu giác kéo dài. Mất khứu giác không chỉ gây bất tiện mà còn có thể gây nguy hiểm cho người bệnh trong các trường hợp như không ngửi được mùi ôi thiu của thực phẩm, rò rỉ khí gas, khói do nhà có cháy.

Thông tin từ Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, giai đoạn sau đợt dịch lần thứ 4, mỗi tháng bệnh viện tiếp nhận gần 150 trường hợp gặp vấn đề về khứu giác hậu COVID-19.

Kết quả báo cáo ban đầu tại bệnh viện này cho biết khoảng 70% người bệnh có các tình trạng thay đổi khứu giác và vị giác hậu COVID-19. ThS Trần Thanh Tài, khoa tai mũi họng của bệnh viện này, cho biết triệu chứng mất khứu giác do COVID-19 thường chỉ là di chứng tạm thời, sẽ tự cải thiện trong khoảng 1 tháng.

sk kiem tra mui 13122021 1(read-only)

Lấy mẫu xét nghiệm - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo bác sĩ CKII Nguyễn Vĩnh Phước - trưởng khoa tai mũi họng, Bệnh viện Thống Nhất - hiện nay chưa có hướng điều trị đặc biệt có hiệu quả trước triệu chứng này. Tuy nhiên vẫn có các phương pháp hỗ trợ quá trình điều trị.

"Mất khứu giác cấp tính thường sẽ hết sau 2 tuần, còn đối với trường hợp dai dẳng, mãn tính có thể lên đến 2 năm, rất khó chữa trị bởi khi đó có thể đã bị hủy tế bào nhận thức mùi vị", bác sĩ Phước cho biết.

Theo các bác sĩ, có thể sử dụng dung dịch nhỏ mũi có chứa corticoid, nhưng phải phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân, có đang trong liệu trình điều trị bệnh lý khác hay không. Sử dụng thuốc corticoid xịt mũi tại chỗ chỉ nên chỉ định sau 2 tuần cho những bệnh nhân mất mùi do COVID-19 có nghẹt chảy mũi, giúp làm giảm phù nề niêm mạc mũi.

Bên cạnh đó, các bài tập như sử dụng chất có mùi nhằm kích thích khứu giác cũng mang lại hiệu quả với điều kiện bệnh nhân vẫn còn nhận thức được mùi. Ban đầu có thể sử dụng các mùi gần gũi trong cuộc sống như: hương hoa, mùi trái cây, tinh dầu và bạc hà.

Ai dễ mắc xơ phổi hậu COVID, di chứng này có nguy hiểm không?

TTO - Những tổn thương phổi ở giai đoạn cấp của bệnh COVID-19 có thể tiến triển mạn tính, gây ho, khó thở kéo dài... sau COVID. Nguyên nhân là tình trạng xơ phổi, dãn phế quản, bệnh lý mạch máu phổi. Trong đó, xơ phổi hậu COVID là nổi bật nhất.

THU HIẾN - CẨM NƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar