22/05/2015 07:57 GMT+7

Xin đừng ban phát lời khen

HẢI LONG
HẢI LONG

TT - Thứ bảy đi họp phụ huynh cho đứa lớn học lớp 5, chủ nhật đi họp phụ huynh cho đứa nhỏ học lớp 1, tôi nhận thấy các con đang được khen quá nhiều đến mức vô tội vạ...

Khen giúp học trò phấn chấn, nhưng cần thiết vẫn cần những góp ý chân thành.

Con đầu của tôi được cô khen là “tự tin, giao tiếp tốt” nhưng thực tế con rất nhút nhát, ít nói và thường rụt rè trước đám đông. Vậy cơ sở nào để cô giáo đánh giá trái ngược về tính cách của cháu đến như vậy?

Điểm qua, tuyệt nhiên không thấy cô giáo chê một em nào trong lớp. Chẳng nhẽ các em, ngay cả con tôi cũng đều hoàn hảo cả? Nghe cô khen các học sinh trong lớp, đúng là em nào cũng có ưu điểm cả.

Có em thì cô đọc vanh vách rằng “phẩm chất đạo đức tốt, có triển vọng về năng lực”. Quả thật nghe cô đọc thế, tôi chẳng biết các em có hiểu hết được ý nghĩa của lời khen ấy không!

Bởi vì ở lứa tuổi các em làm sao hiểu được những lời “đao to búa lớn” đến như vậy. Tôi có thắc mắc là tại sao cô giáo không đưa ra điểm yếu của các em để cùng phụ huynh uốn nắn, tìm cách khắc phục.

Nhưng cô giáo lại cho rằng phải có nhiều lời khen thì các em mới đủ tiêu chuẩn nhận các danh hiệu. Không chỉ riêng tôi mà nhiều phụ huynh khác cũng ngỡ ngàng trước những lời khen được ban phát cho các em đến mức tràn lan, vô tội vạ.

Hôm sau tôi đi họp phụ huynh cho đứa nhỏ cũng vậy. Cô giáo hết lời khen em này đến em khác, tính ra tới 42 em lớp 1A3 đều có ưu điểm cả. Chẳng em nào bị chê. Một số phụ huynh hả hê vì cô dành lời khen trên mây cho con mình.

Một số khác thì chép miệng hoài nghi: “Sao cái gì cũng tốt cả vậy?”. Có một ông bố còn thắc mắc rằng cậu con trai học yếu nhất môn toán, vậy mà cô giáo vẫn có thể khen được là: “Khả năng vượt trội về môn toán”...

Con tôi cũng được khen nức nở: “Tiến bộ vượt bậc về những môn năng khiếu, đạt thành tích nổi bật trong thi đua”. Liệu một đứa trẻ lớp 1 có hiểu được lời khen cô giáo dành cho mình, hay lại theo kiểu đã đi học thì đương nhiên sẽ được khen, là khen lấy được, khen bất chấp thực tế?

Thật sự con nhận được những lời khen “có cánh”, đã được thầy cô trau chuốt kỹ lưỡng, đánh bóng mà phụ huynh chúng tôi lại đau đầu, suy nghĩ rất nhiều.

Khi tôi thắc mắc rằng con tôi chưa xứng đáng với những lời khen ấy thì ở dưới có tiếng xì xào bàn tán: “Đúng là con được khen lại còn nhiều chuyện. Khó tính quá”.

Đành rằng các con đến trường là để học, để được khen (nếu có thành tích hay có tiến bộ), những lời khen ấy luôn xứng đáng. Nhưng cái kiểu không khen không được, nhất là hiện nay tràn trề những lời khen rất người lớn khiến các em thấy những lời khen ấy không còn nhiều giá trị.

Nói đúng hơn, dường như cô khen để lấy lòng phụ huynh là chính chứ không phải khen cho học sinh. Những lời khen được trau chuốt, vuốt ve tròn trĩnh, hoàn hảo nhưng thực chất lại làm méo mó đi nhiều ý nghĩa của khen thưởng.

HẢI LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

22 sinh viên khoa tiếng Hàn, Trường Ngôn ngữ và Xã hội nhân văn (LHSS) và câu lạc bộ (CLB) K-pop của Đại học (ĐH) Duy Tân đã giành 1 giải nhất, 1 giải nhì và giải trang phục Hanbok tái chế tại Ngày hội Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc khu vực miền Trung.

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Dưới sân trường, cô giáo hỏi học sinh có thích đọc sách không. Kỳ lạ thay, không em nào trả lời. Hỏi nhỏ một em, em bảo: 'Em sợ trả lời sai bị phạt'.

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar