06/02/2014 08:41 GMT+7

Xin chữ ngày nay mang tính cầu may

HÀ HƯƠNG thực hiện
HÀ HƯƠNG thực hiện

TT - “Bây giờ hiếm người biết chữ Hán, cũng vì vậy mà ít người thưởng thức được chữ đẹp, không cảm nhận được ở góc độ mỹ thuật lẫn ý nghĩa. Nhưng họ vẫn xin chữ như một sự may mắn đầu năm. Khi đó, việc chơi chữ chuyển sang tâm thức khác, đó là tâm thức cầu may”.

Phóng to
Vỉa hè phố Văn Miếu (Hà Nội) tấp nập cảnh xin, cho chữ vào dịp Tết Nguyên đán - Ảnh: V.V.Tuân

Đó là chia sẻ của nhà nghiên cứu trẻ Trần Quang Đức (tác giả Ngàn năm áo mũ) về những điều “tai nghe mắt thấy” sau nhiều năm viết chữ ở Văn Miếu.

Trần Quang Đức là một trong những “ông đồ trẻ” thế hệ 8X ở Văn Miếu - Ảnh: Thúy Hoa
Trần Quang Đức thuộc thế hệ những “ông đồ trẻ” ở Văn Miếu được đào tạo bài bản, tử tế về Hán học. Không đơn thuần viết chữ, cho chữ, thế hệ “ông đồ trẻ” ngày nay - những người tự nhận mình là hoài cổ - cũng dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu chữ Hán một cách chuyên sâu hơn.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, anh nói: “Ngày xưa khi chữ Hán vẫn được dùng trong quan phương, thi cử, được coi là chữ thánh hiền thì nội dung xin - cho chữ rất đa dạng. Đơn giản thì xin chữ phúc, chữ thần về dán lên bàn thờ, phức tạp hơn thì xin đôi câu đối đỏ mang hàm ý ngợi xuân chúc tết, cầu kỳ thì xin bài thơ, bài châm, lời tựa, lời bạt... Thậm chí có người hay chữ tự soạn câu đối, bài thơ rồi nhờ người viết đẹp thảo cho vài hàng. Nhưng đó là thời kỳ văn tự Hán Nôm được coi trọng, người biết chữ vẫn thưởng thức được cái hay cái đẹp của chữ. Nhưng giờ mọi chuyện đã khác rồi”.

* Anh cho rằng việc xin chữ hiện nay đang mang nặng tính cầu may?

- Đúng vậy, thực tế việc xin chữ đang gần như là một tập tục cầu may, mà cầu may dưới dạng dùng chữ thì mang tính trí thức hơn thôi. Như tôi viết ở Văn Miếu có người đến hỏi giấy này đã mang vào xin thánh chưa, nếu chưa xin thì mang ra viết chữ cũng không có giá trị lắm. Họ hoàn toàn không hiểu về vẻ đẹp của chữ nghĩa.

Bên cạnh đó, chữ Hán Nôm do hoàn cảnh lịch sử đã bị đứt đoạn. Người dân ta nhìn chung hễ đi tham quan di tích trước năm 1945, cứ động vào đền chùa miếu mạo thì không khác người nước ngoài đi du lịch. Một là câu chuyện lịch sử bên trong không nắm được, hai là chữ nghĩa không đọc được. Khách Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc còn hiểu hơn ta. Riêng Hàn Quốc, Nhật đều có quy định về việc học chữ Hán từ phổ thông, đặc biệt đối với những người học ngành xã hội nhân văn. Họ không gặp nhiều chướng ngại để kết nối với sách vở, chữ nghĩa trong quá khứ.

* Có rất nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí là tranh cãi về việc mua chữ, bán chữ tại phố ông đồ. Cũng là một người viết chữ, anh nghĩ gì về câu chuyện này?

"Tám năm viết chữ ở Văn Miếu thì chữ tôi viết nhiều nhất là “đăng khoa” (thi đỗ), “đỗ đạt”. Rất hiếm những người xin đôi câu đối"

- Tôi coi là bình thường. Chốn thân quen, tặng nhau bức chữ là bình thường. Còn lại, viết chữ và trả tiền cũng là chuyện hết sức bình thường, nên coi đó như một thị trường. Cần phải nói thêm ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản có hẳn chức danh nhà thư pháp hay thư họa gia. Cũng như họa sĩ, những người đó cả đời chỉ luyện chữ, luyện vẽ tranh. Những thư họa gia giỏi có thể sống hoàn toàn phong lưu, sung túc. Một bức chữ có giá tới hàng trăm triệu đồng, người mua thưởng thức được mới trả ở giá đó.

Nhiều người cứ chê trách rằng chữ thánh hiền mà cũng mang đi bán à? Hãy coi đó là tác phẩm nghệ thuật chứ không phải chữ nghĩa thánh hiền nữa. Giờ chỉ còn hai dạng cầu may và chơi nghệ thuật, muốn chơi nghệ thuật thì phải trả tiền. Nhà thư pháp cũng phải sống. Thư pháp cũng là một trò chơi tốn kém. Bút, nghiên, giấy, mực, loại tốt thì thứ nào cũng phải mua với giá rất cao, nhưng ở VN có ai sống được bằng việc viết thư pháp đâu.

* Cùng với rất nhiều sự thay đổi của các thế hệ “ông đồ”, anh có kỳ vọng rằng việc xin chữ sẽ bớt đi phần nào sự cầu may?

- Tôi nghĩ xu hướng cầu may sẽ không mất đi. Nhìn cung cách từ những năm 1990 trở lại đây thì xu hướng ngày càng tăng dần. Tuy nhiên, tôi vẫn có sự lạc quan hơn một chút. Thế hệ 8X, 9X sau này tư duy của họ đã khác đi nhiều. Thậm chí có những bạn cũng cố gắng tìm hiểu trước rồi mới xin chữ. Tôi cũng kỳ vọng vào một thế hệ Hán học tiếp theo được học hành bài bản hơn, chữ nghĩa đẹp hơn, hiểu chữ hơn.

HÀ HƯƠNG thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Lễ hội Làng Sen là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng biết ơn, thành kính của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có dịp nghe giới thiệu về nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, tự tay trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà truyền thống Việt Nam.

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Sau hai năm triển khai bóc xóa quảng cáo sai quy định tại TP.HCM, tình trạng tạt chất bẩn và gọi điện đe dọa, 'khủng bố' liên quan tín dụng đen đã giảm sâu, gần như không còn xuất hiện.

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 1,8 triệu người Việt đến chiêm bái xá lợi Đức Phật trong những ngày ở TP.HCM, 125.000 người đến chiêm bái xá lợi Phật trong 4 ngày ở núi Bà Đen, Tây Ninh.

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Chiều 15-5, trong chương trình thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng tác phẩm điêu khắc ánh sáng 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, nếu Huế không mở thêm được những không gian phát triển mới thì chắc chắn sẽ bị tụt lại so với các địa phương khác sau sáp nhập.

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar