24/01/2019 16:16 GMT+7

Xét xử vụ tranh chấp bản quyền Thần Đồng Đất Việt

TUYẾT MAI
TUYẾT MAI

TTO - Ngày 24-1, TAND Quận 1, TP.HCM xét xử vụ án tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt. Đến nay, việc xác định ai là tác giả của bộ truyện tranh này vẫn đang gây nhiều tranh cãi.

Xét xử vụ tranh chấp bản quyền Thần Đồng Đất Việt - Ảnh 1.

Ông Lê Phong Linh khởi kiện yêu cầu tòa xác định mình là tác giả duy nhất của hình tượng 4 nhân vật chính truyện Thần Đồng Đất Việt - ẢNH: TUYẾT MAI

Vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ được xét xử này liên quan đến nguyên đơn là ông Lê Phong Linh (bút danh Lê Linh) và bị đơn là công ty TNHH truyền thông giáo dục và giải trí Phan Thị (gọi tắt là công ty Phan Thị) và bà Phan Thị Mỹ Hạnh (giám đốc công ty Phan Thị).

12 năm tranh chấp tác quyền

Theo diễn biến vụ việc, năm 2001 ông Linh bắt đầu làm việc tại công ty Phan Thị. Theo ông Linh lúc này ông chưa có ý tưởng về các nhân vật. Sau đó, bà Hạnh giao cho ông Linh nhiệm vụ vẽ truyện tranh chuyển tải các tích Trạng. Từ đó, ông Linh đã viết kịch bản, vẽ phác thảo bằng tay các nhân vật trong bộ truyện nêu trên.

Đến ngày 16-2-2002, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt xuất bản tập 1 và tạo được tiếng vang đối với độc giả. Ngày 29-3-2002, trong đơn yêu cầu Cục bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận cho 4 nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo, ông Linh đã ký văn bản xác nhận đồng tác giả với bà Phan Thị Mỹ Hạnh.

Căn cứ vào đơn này, Cục bản quyền tác giả đã cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả đối với hình thức thể hiện 4 nhân vật "Trạng Tý", "Sửu ẹo", "Dần béo", "Cả Mẹo" cho tập thể tác giả, chủ sở hữu là công ty Phan Thị.

Tuy nhiên, sau đó giữa ông Linh và công ty Phan Thị xảy ra tranh chấp. Ông Linh cho rằng ông là tác giả duy nhất của 4 hình tượng nhân vật kể trên, bà Hạnh chỉ tham gia tổ chức, không tham gia vẽ, không đóng góp ý tưởng cho ông.

Sau khi ông Linh ngưng sáng tác từ tập 78 thì công ty Phan Thị tiếp tục phát hành các tập truyện Thần Đồng Đất Việt số tiếp theo mà không có sự đồng ý của ông Linh, không công bố ông là tác giả của bộ truyện. Năm 2007 ông Linh khởi kiện công ty Phan Thị ra tòa.

Theo đơn khởi kiện mới đây, ông Linh yêu cầu tòa công nhận ông Linh là tác giả duy nhất của hình tượng các nhân vật "Trạng Tý", "Sửu ẹo", "Dần béo", "Cả Mẹo" trong bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt, gồm 78 tập; không thừa nhận bà Phan Thị Mỹ Hạnh là đồng tác giả với ông Linh trong việc sáng tác 4 nhân vật trên.

Đồng thời buộc công ty Phan Thị chấm dứt việc tạo ra và sử dụng những biến thể khác nhau của các hình tượng do ông Linh sáng tạo từ các tập Thần Đồng Đất Việt tiếp theo cũng như trên các ấn bản khác như Thần Đồng Đất Việt khoa học, Thần Đồng Đất Việt mỹ thuật…

Ngoài ra, ông Linh còn yêu cầu tòa buộc bà Hạnh phải xin lỗi công khai trên một số phương tiện thông tin đại chúng trong 3 kỳ liên tiếp và buộc bị đơn thanh toán chi phí dịch vụ luật sư mà ông Linh phải thuê để bảo vệ quyền tác quyền của mình bị xâm phạm là 20 triệu đồng.

Xét xử vụ tranh chấp bản quyền Thần Đồng Đất Việt - Ảnh 2.

Đại diện bị đơn (bìa trái) và ông Lê Phong Linh (bìa phải) - ẢNH: TUYẾT MAI

Vẽ lại ý tưởng của người khác?

Tại phiên tòa hôm nay, đại diện bị đơn cho rằng năm 2001 công ty Phan Thị đã ký hợp đồng lao động với ông Linh, trong đó ghi rõ chức vụ của ông Linh là nhân viên và công việc phải làm là vẽ minh họa.

Do giỏi vẽ minh họa nên ông Linh nhanh chóng trở thành người vẽ chính trong nhóm vẽ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt. Ngoài lương tháng ông Linh còn được công ty Phan Thị trả thêm tiền phụ cấp và tiền nhuận bút, đến năm 2006, ông Linh đã nhận của công ty Phan Thị hơn 3 tỉ đồng.

Theo phía bị đơn, trước đó ông Linh đã ký thừa nhận mình chỉ là đồng tác giả và công nhận bà Hạnh là đồng tác giả của tác phẩm hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo.

Trong văn bản này, ông Linh cam kết chịu trách nhiệm đối với bất cứ tranh chấp nào xảy ra. Theo bị đơn, văn bản là một giao dịch dân sự tự nguyện, hợp pháp Vì vậy ông Linh bắt buộc phải thực hiện cam kết, nghĩa là ông Linh một mặt phải tự coi mình chỉ là đồng tác giả mặt khác phải tiếp tục công nhận bà Hạnh là đồng tác giả.

Với đơn khởi kiện yêu cầu tòa án công nhận mình là tác giả duy nhất, ông Linh đã vi phạm nghiêm trọng cam kết của mình trong văn bản ông đã ký.

Ngoài ra, ông Linh không đưa ra được bất cứ một chứng cứ, lập luận nào để chứng minh ông là tác giả.

Theo phía bị đơn, trước khi ông Linh vào làm việc cho công ty Phan Thị thì bị đơn đã có ý tưởng khai thác các đề tài điển tích nhân vật được truyền tụng, lưu danh trong truyền thống dân gian Việt Nam thành các bộ truyện tranh cho thiếu niên, nhi đồng.

Theo phía bị đơn, ông Linh từng chào hàng nhiều tác phẩm hình vẽ nhưng nhà xuất bản từ chối. Trong thời gian thử việc, ông Linh đã vẽ thử truyện tranh Thánh Thiên nhưng không được chấp nhận do hình vẽ không đạt yêu cầu.

Sau đó, bà Hạnh đã gợi ý cho ông Linh vẽ phác 30 nhân vật dân gian và đích thân kèm ông Linh vẽ lại 4 hình ảnh nhân vật chính của chủ đề Thần Đồng Đất Việt cho đúng với hình dung của bà Hạnh.

Bà Hạnh không phải là họa sĩ nên cần người giúp tái hiện hình tượng các nhân vật này ra thế giới vật chất. Quá trình vẽ lại này cần sự tham gia của nhiều người, trong đó có ông Linh

Trong văn bản gửi Cục Bản quyền tác giả, ông Linh khẳng định trên cơ sở ký ức tuổi thơ và các mối quan hệ cộng đồng xung quanh, ông đã xây dựng ra 4 nhân vật chính.

Tuy nhiên, theo bị đơn, ông Linh sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn nhưng các nhân vật của ông Linh không sử dụng ngôn ngữ miền Nam, trong bối cảnh Nam bộ, mà bối cảnh và ngữ thoại của các tập truyện chủ yếu là bối cảnh về ngôn ngữ miền Bắc.

Từ đó, phía bị đơn đề nghị HĐXX bác toàn bộ đơn khởi kiện của nguyên đơn, buộc nguyên đơn chấm dứt và cam kết không tái phạm hành vi vu khống bị đơn là bà Phan Thị Mỹ Hạnh.

Buộc nguyên đơn xin lỗi, cải chính công khai đối với hành vi vi phạm, buộc nguyên đơn chấm dứt ngay lập tức hành vi lợi dụng các quy định về tác quyền, lợi dụng quyền đồng tác giả nhằm mục đích cản trở việc sử dụng một cách bình thường tài sản của công ty Phan Thị và hoạt động kinh doanh của công ty Phan Thị.

Phiên tòa sẽ tiếp tục vào ngày 25-1.

TTO - Sau 12 năm tranh chấp, sáng nay vụ kiện tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ đối với hình vẽ bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt giữa họa sĩ Lê Linh và Công ty Phan Thị mới được đưa ra xét xử nhưng đã bị hoãn.

TUYẾT MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar