23/11/2018 15:45 GMT+7

Xem tranh tại triển lãm Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn

THÁI LỘC
THÁI LỘC

TTO - Sáng 23-11, lễ tiếp nhận tranh và khai mạc trưng bày mỹ thuật 'Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn' đã diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Xem tranh tại triển lãm Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn - Ảnh 1.

Ông Trịnh Xuân Yên - phó giám đốc phụ trách Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM tiếp nhận tác phẩm từ bà Thụy Khuê - Ảnh: THÁI LỘC

Bảo tàng chúng tôi rất vinh dự và may mắn được chọn là nơi giữ gìn và phát huy giá trị tác phẩm rất có giá trị của người nữ danh họa tài hoa Lê Thị Lựu

Bà Nguyễn Kim Phiến - phó giám đốc nghiệp vụ Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM

Đông đảo người yêu tranh và giới chuyên môn đã rất xúc động khi tận mắt chứng kiến các tác phẩm hội họa tuyệt đẹp cũng những hình ảnh, di bút của người danh họa .

Trong số 29 tác phẩm triển lãm lần này, có 18 tác phẩm tranh lụa, sơn dầu và 2 bản sao chụp tác phẩm do vợ chồng họa sĩ Lê Thị Lựu, Ngô Thế Tân trao cho nữ sĩ Thụy Khuê lưu giữ ngày 8-5-1994 tại Pháp để tặng bảo tàng ở VN.

9 tác phẩm còn lại là tranh sơn dầu, trong đó có 8 bức của Lê Thị Lựu và 1 bức của ông Ngô Thế Tân thuộc sưu tập tư nhân của vợ chồng bà Thụy Khuê - Lê Tất Luyện. Ngoài ra còn có nhiều hình ảnh tư liệu, bút tích, bản thảo thơ… của họa sĩ Lê Thị Lựu do bà Thuỵ Khuê lưu giữ…

Xem tranh tại triển lãm Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn - Ảnh 3.

Họa sĩ Lê Thị Lựu

Toàn bộ sưu tập nói trên được sáng tác giai đoạn 1940-1988, khi nữ họa sĩ Lê Thị Lựu sinh sống tại Pháp. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, số tranh nói trên thuộc hàng đẳng cấp, tạo dấu ấn quan trọng cả mặt nghệ thuật lẫn giá trị kinh tế, giá cả của nó rất cao trong thị trường hiện nay.

Nhà phê bình văn học Thụy Khuê chia sẻ: "Sự chia cách về di sản văn hóa, bây giờ đang kèm theo niềm hạnh phúc, bởi bây giờ, không chỉ mình và con cháu mình được nhìn những bức tranh đó, mà nó đã về đây, ở VN mình. Tác phẩm của Lê Thị Lựu đã có Đất Nước ở trong đó; ngày nay Đất Nước trở về với Đất Nước..."

Tại cuộc họp báo ngắn diễn ra trước buổi lễ, bà Thụy Khuê cũng bày tỏ trăn trở rằng tại sao bảo tàng ở VN thiếu vắng nhiều tác phẩm nghệ thuật của các danh họa VN.

Bản thân bà trong hai cuộc phỏng vấn danh họa Lê Phổ tại Pháp, vị danh họa đã đồng ý và lựa chọn 20 tác phẩm tiêu biểu của mình để sẵn sàng hiến tặng cho các bảo tàng VN. Tiếc là không có sự động tĩnh nào từ phía bảo tàng trong nước. Bà nói cho dù danh họa Lê Phổ đã qua đời, nhưng mọi chuyện, nếu bắt tay vào làm thì hoàn toàn còn cơ hội.

Và việc đưa tác phẩm Lê Thị Lựu về lần này, bà nói: "Chúng tôi muốn cải thiện tình trạng trên, để chiếm lại niềm tin đối với các tác giả, nhà sưu tầm, đặc biệt ở nước ngoài. Tôi nghĩ đây là bước khởi đầu; tôi nghĩ rằng các tác phẩm của các danh họa VN phải về với VN".

Ông Trịnh Xuân Yên - phó giám đốc phụ trách bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, bày tỏ: "Đây là lần đầu chúng tôi tiếp nhận sưu tập tranh lớn có giá trị; chúng tôi sẽ trân trọng và ứng xử một cách tốt nhất, phát huy giá trị tốt nhất, để tạo lòng tin, để tạo điều kiện sưu tầm tranh trở về!".

Xem tranh tại triển lãm Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn - Ảnh 4.

Khách tham quan xem triển lãm Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn - Ảnh: THÁI LỘC

Triển lãm Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn không chỉ vinh danh một cách xứng đáng nữ họa sĩ tài danh Lê Thị Lựu, thuộc thế hệ đầu của mỹ thuật Việt Nam, mà còn là sự tri ân đối với những người dụng công, kiên trì để đem về vun bồi cho tài sản văn hóa mỹ thuật nước nhà.

Cũng trong ngày 23-11, nhà phê bình Thụy Khuê đã ra mắt sách cùng chủ đề Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn. Sách viết về cuộc đời, gia đình, sự nghiệp, về quá trình sáng tạo và đặc điểm tác phẩm mỹ thuật của cố danh họa Lê Thị Lựu…

Sách có các bài phỏng vấn lúc sinh thời của Lê Thị Lựu; các nhà chuyên môn, các danh họa cùng thời và người thân nói về bà.

Đặc biệt, sách còn gồm những tác phẩm của Lê Thị Lựu từng sáng tác, bao gồm toàn bộ tác phẩm được đưa về TP.HCM lần này và một số hình ảnh của nữ họa sĩ…

Một số tác phẩm và thủ bút của cố nữ danh họa Lê Thị Lựu do PV chụp lại:

Xem tranh tại triển lãm Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn - Ảnh 6.
Xem tranh tại triển lãm Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn - Ảnh 7.
Xem tranh tại triển lãm Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn - Ảnh 8.
Xem tranh tại triển lãm Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn - Ảnh 9.
Xem tranh tại triển lãm Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn - Ảnh 10.
Xem tranh tại triển lãm Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn - Ảnh 11.
Xem tranh tại triển lãm Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn - Ảnh 12.
Xem tranh tại triển lãm Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn - Ảnh 13.
Xem tranh tại triển lãm Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn - Ảnh 14.
Xem tranh tại triển lãm Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn - Ảnh 15.
Xem tranh tại triển lãm Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn - Ảnh 16.
Xem tranh tại triển lãm Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn - Ảnh 17.
Xem tranh tại triển lãm Lê Thị Lựu - Ấn tượng hoàng hôn - Ảnh 18.

TTO - Sự kiện Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM sẽ trưng bày loạt tranh của họa sĩ Lê Thị Lựu đã gây xôn xao, bởi trước đây công chúng Việt Nam hầu như chưa được tận mắt ngắm các tác phẩm của nữ danh họa.

THÁI LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar