11/05/2021 14:40 GMT+7

Xem 'Sapiens lược sử loài người' bằng truyện tranh

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Tác phẩm nổi tiếng 'Sapiens lược sử loài người' của Yuval Noah Harari vừa ra mắt phiên bản truyện tranh, bản Việt dịch của Trân Trí.

Xem Sapiens lược sử loài người bằng truyện tranh - Ảnh 1.

Sách vừa ra mắt bạn đọc Việt Nam - Ảnh: L.ĐIỀN

Sapiens lược sử loài người (Sapiens: A Brief History of Humankind) đến nay đã bán được 16 triệu bản trên toàn thế giới.

Năm 2020, tác giả Harari cùng nghệ sĩ truyện tranh nổi tiếng người Pháp David Vandermeulen và biên kịch người Bỉ Daniel Casanave đưa ra ý tưởng và xây dựng phiên bản truyện tranh cho bộ sách Sapiens lược sử loài người. Dự kiến loạt truyện tranh này sẽ có 4 tập, hiện tập 1 vừa ra mắt ở Việt Nam có nhan đề: Khởi đầu của loài người.

Đây cũng là một trường hợp cho thấy nền xuất bản Việt Nam đang có những bước tiến đáng kể, khi tập sách tranh nguyên tác vừa ra mắt vào tháng 10-2020 và bản dịch tiếng Việt ra mắt vào tháng 5-2021.

Ngôn ngữ truyện tranh sẽ là một cách tiếp cận thú vị để công trình của Yuval Noah Harari đến với bạn đọc theo cách khác, hài hước hơn nhưng cũng thông minh và trực quan dễ nắm bắt hơn.

Ý tưởng cho loạt truyện tranh này là tác giả Harari sẽ trở thành nhân vật dẫn truyện, một số nhân vật sẽ xuất hiện như cô bé Zoe hay giáo sư Saraswati, xen vào đó là cách chuyển tải các nội dung "khó nhằn" trong bộ sách Sapiens lược sử loài người bằng các hình thức kiểu trò chơi trên truyền hình hoặc các game show với phần minh họa sinh động, dí dỏm.

Do vậy, phiên bản truyện tranh của Sapiens lược sử loài người có sức quyến rũ lớn không chỉ với trẻ ở tuổi 13+ như quy định, mà nội dung và hình thức của sách còn có sức hấp dẫn với cả phụ huynh và thậm chí những nhà nghiên cứu dù đã đọc bản truyện chữ hay chưa.

Chẳng hạn hình ảnh 3 nhà khoa học Einstein, Marie Curie, và Darwin xuất hiện rất "nhí nhảnh" trong phần cắt nghĩa thế nào là vật lý, hóa học và sinh học.

Xem Sapiens lược sử loài người bằng truyện tranh - Ảnh 2.

Ba nhà bác học Einstein, Marie Curie, Darwin trong Lược sử loài người bằng tranh

Cùng với tranh vẽ, các tác giả đã rất có ý khi chọn lọc những chi tiết đắt giá nhất trong công trình của mình để xây dựng nên tác phẩm truyện tranh.

Ví dụ, "50.000 năm trước không có người Pháp hay người Đức, không có người Kitô giáo hay người Hồi giáo. Ngay cả người da đen và da trắng cũng không", sẽ là một chi tiết khiến người đọc ấn tượng và có sức gợi mạnh mẽ.

Xem Sapiens lược sử loài người bằng truyện tranh - Ảnh 3.

Không phải tất cả người cổ đại đều cùng một loài

Đi kèm đó, các tác giả lồng vào những kiến thức quan trọng của sách - cũng là nội dung khoa học hữu ích - để làm chất liệu cho truyện tranh. "Các nhà khoa học dùng tên Latin gọi các sinh vật theo 2 phần: đầu tiên là chi, sau đó là loài. Chúng ta thuộc chi Homo nghĩa "con người", và loài Sapiens tức là "thông minh".

Theo đó, có những chi tiết đắt giá từ trong lịch sử tiến hóa có thể gây tò mò cho nhiều giới, như cùng một chi Homo, chúng ta từng có đến 6 loài người; và rồi bằng một lý do nào đó, loài Sapiens đã vươn lên thống lĩnh tất cả.

Không chỉ thế, các tác giả đã khéo léo trong dẫn dắt và phân tích, kiểu như khi chỉ ra đặc điểm của loài người khi sinh ra yếu hơn hẳn so với các loài khác, thì cũng chính điều này trở thành lý do để loài người "được giáo dục và xã hội hóa nhiều hơn bất kỳ loài nào khác".

Xem Sapiens lược sử loài người bằng truyện tranh - Ảnh 4.

Con người có mức độ xã hội hóa nhiều hơn bất kỳ loài động vật nào khác

Hay việc khám phá ra Homo Sapiens đột ngột vọt lên chiếm vị trí đỉnh tháp của chuỗi thức ăn đã đánh dấu bước tiến hóa đặc biệt hơn các loài khác.

Nhưng từ chi tiết có vẻ thuần túy khoa học đó, tác giả đã phân tích chính quá trình Homo Sapiens vươn lên đỉnh chuỗi thức ăn này "thực sự giúp chúng ta hiểu được lịch sử và tâm lý của con người", và thậm chí "nó giải thích tại sao chúng ta rất căng thẳng và luôn hoảng sợ về vị trí của mình"...

Xem Sapiens lược sử loài người bằng truyện tranh - Ảnh 5.

Ý niệm về tâm linh tôn giáo của loài người cũng là nội dung quan trọng trong công trình của Yuval Noah Harari

Cứ như thế, theo lời Harari thì với phiên bản truyện tranh này, "chúng tôi kể lại lịch sử loài người từ một góc nhìn hoàn toàn mới mẻ... Cuốn sách trở thành một trải nghiệm thực sự thú vị".

Phần 2 nguyên tác truyện tranh dự kiến sẽ ra mắt trong năm nay, hi vọng bạn đọc Việt Nam sẽ được tiếp tục khám phá công trình khoa học đầy hấp dẫn này.

Mảnh gốm thay đổi lịch sử phát triển loài người

TTO - Các nhà khảo cổ học vừa tìm thấy những mảnh gốm có niên đại 20.000 năm trong một hang động tại Trung Quốc. Nó được xem là mảnh gốm cổ nhất thế giới.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar