16/09/2022 18:40 GMT+7

Xem ảnh sao chổi Leonard thắng cuộc thi Nhiếp ảnh gia thiên văn học của năm

MINH HẢI (THEO SPACE)
MINH HẢI (THEO SPACE)

TTO - Vượt qua hơn 33.000 tác phẩm dự thi, bức ảnh chụp vệt sáng của đuôi sao chổi Leonard thắng cuộc thi Nhiếp ảnh gia thiên văn học của năm - một cuộc thi uy tín do Đài quan sát Hoàng gia Greenwich ở London (Anh) tổ chức.

Xem ảnh sao chổi Leonard thắng cuộc thi Nhiếp ảnh gia thiên văn học của năm - Ảnh 1.

Bức ảnh sao chổi Leonard của nhiếp ảnh gia người Áo Gerald Rhemann được đánh giá là "nghìn năm có một", vì chúng ta sẽ không bao giờ thấy lần 2 nữa.

Sao chổi Leonard được xác định lần đầu tiên vào tháng 1-2021 bởi nhà thiên văn học Gregory J Leonard tại Đài quan sát hồng ngoại núi Lemmon ở Arizona (Mỹ).

Ngôi sao này tiếp cận gần nhất với Trái đất vào ngày 12-12-2021 với khoảng cách 34,9 triệu km. Hiện Leonard đang bay xa dần thoát ra khỏi Hệ Mặt trời và con người sẽ không bao giờ quan sát được Leonard lần nữa.

Bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Áo Gerald Rhemann ở Namibia vào ngày 24-12-2021, cho thấy một phần vệt đuôi phát sáng của sao chổi dường như bị tách ra bởi gió Mặt trời.

Các thành viên ban giám khảo cuộc thi nhận xét: "Những ngôi sao nhỏ xung quanh tạo nền càng khiến Leonard với vệt đuôi sáng trở nên đẹp diệu kỳ. Bức ảnh khiến tất cả những ai ngắm nó đều phải choáng ngợp".

Cuộc thi "Nhiếp ảnh gia thiên văn học của năm" do Đài quan sát Hoàng gia Greenwich ở London (Anh) tổ chức lần đầu năm 2008, thu hút hàng nghìn bức ảnh gửi về dự thi mỗi năm. Năm 2022, có hơn 33.000 bức ảnh từ các nhiếp ảnh gia của 77 quốc gia và vùng lãnh thổ gửi về tham gia.

Theo thời gian, các bức ảnh ngày càng trở nên chất lượng hơn. Một phần rất lớn là nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc quan sát hiện đại.

Ed Bloomer, nhà thiên văn học tại Đài quan sát Hoàng gia Greenwich, cho biết: Tiêu chuẩn các bức ảnh dự thi là cực kỳ cao. Những bức ảnh dự thi năm nay có chất lượng tốt, bắt kịp được khoảnh khắc mà các sự kiện thiên văn xảy ra. Các nhiếp ảnh gia cũng tìm ra những cách mới để mang lại cho người xem vật thể thiên văn được ghi lại một cách đầy đủ, đồng thời thể hiện kiến ​​thức sâu sắc về nghề của họ.

Những bức ảnh đẹp nhất cuộc thi sẽ được trưng bày trong triển lãm tại Bảo tàng Hàng hải quốc gia ở London từ ngày 17-9.

Xem ảnh sao chổi Leonard thắng cuộc thi Nhiếp ảnh gia thiên văn học của năm - Ảnh 2.

Giải thưởng Nhiếp ảnh gia thiên văn học trẻ của năm đã thuộc về hai cậu bé 14 tuổi đến từ Trung Quốc là Yang Hanwen và Zhou Zezhen. Hai em cùng nhau chụp “Andromeda Galaxy: The Neighbor”, một bức ảnh đầy ma mị về một trong những hàng xóm gần nhất và lớn nhất của Dải Ngân hà.

Xem ảnh sao chổi Leonard thắng cuộc thi Nhiếp ảnh gia thiên văn học của năm - Ảnh 3.

Bức ảnh của nhiếp ảnh gia người Anh Martin Lewis là một trong những hình ảnh sắc nét nhất về miệng núi lửa Plato trên Mặt trăng.

Xem ảnh sao chổi Leonard thắng cuộc thi Nhiếp ảnh gia thiên văn học của năm - Ảnh 4.

“Một năm của Mặt trời” của nhiếp ảnh gia người Ấn Độ Soumyadeep Mukherjee, ghi lại dấu vết các vết đen dần trôi trong suốt một năm.

Xem ảnh sao chổi Leonard thắng cuộc thi Nhiếp ảnh gia thiên văn học của năm - Ảnh 5.

Bức ảnh chụp tinh vân Helix giống như một con mắt đang nhìn lại chúng ta trên Trái đất, được nhiếp ảnh gia người Trung Quốc Weitang Liang đặt tên là “Con mắt của Chúa”.

Xem ảnh sao chổi Leonard thắng cuộc thi Nhiếp ảnh gia thiên văn học của năm - Ảnh 6.

“Căn cứ yên tĩnh” của nhiếp ảnh gia người Mỹ Andrew McCarthy đã giành chiến thắng ở hạng mục Con người và Không gian.

Hình ảnh tuyệt đẹp về Mặt trời do kính thiên văn hiện đại nhất thế giới chụp

TTO - Những hình ảnh tuyệt đẹp do kính thiên văn năng lượng Mặt trời mạnh nhất thế giới chụp mới đây có độ chi tiết chưa từng thấy.

MINH HẢI (THEO SPACE)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar