31/08/2022 12:52 GMT+7

Kính thiên văn James Webb tiết lộ vẻ đẹp rực rỡ của Thiên hà Bóng ma

TTXVN
TTXVN

TTO - Kính viễn vọng không gian James Webb tiết lộ chi tiết mới đáng kinh ngạc về một phần của Thiên hà Bóng ma ở cách Trái đất 32 triệu năm ánh sáng.

Kính thiên văn James Webb tiết lộ vẻ đẹp rực rỡ của Thiên hà Bóng ma - Ảnh 1.

Ảnh Thiên hà Bóng ma được công bố ngày 30-8, với màu xanh sáng ở khu trung tâm - Ảnh: NASA

Bức ảnh được Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cùng Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) công bố ngày 30-8.

Công nghệ hồng ngoại của James Webb cho phép các nhà khoa học quan sát Thiên hà Bóng ma - còn có các tên gọi khác là Thiên hà Messier 74 hay NGC 628 - rõ ràng hơn nhiều so với những gì các nhà thiên văn trước đó từng biết tới. 

Thông báo của NASA và ESA cho biết: “Tầm nhìn sắc nét của Webb đã cho thấy các sợi khí và bụi mỏng manh trong các nhánh xoắn ốc khổng lồ uốn lượn ra phía ngoài từ trung tâm của hình ảnh này. 

Tình trạng thiếu khí tại khu vực hạt nhân cũng cung cấp một cái nhìn rõ nét về cụm sao hạt nhân ở trung tâm thiên hà". 

Thiên hà Bóng ma có hình xoắn ốc, thuộc chòm sao Song Ngư. 

Hình ảnh do kính thiên văn James Webb ghi lại cho thấy những phần bụi khí màu trắng sáng, đỏ, hồng và xanh nhạt rực rỡ của Thiên hà Bóng ma đang xoay quanh khu vực trung tâm có màu xanh sáng. Những hình ảnh này nổi bật trên nền tối của không gian sâu. 

Trước đó, kính thiên văn Hubble cũng đã ghi lại những hình ảnh của Thiên hà Bóng ma, nhưng khi đó trung tâm phát sáng của thiên hà này có màu vàng dịu. 

Tuyên bố của NASA và ESA nêu rõ Thiên hà Bóng ma là "mục tiêu ưa thích của các nhà thiên văn học trong quá trình nghiên cứu nguồn gốc và cấu trúc xoắn ốc của các thiên hà". 

Theo đó, bức ảnh do kính viễn vọng James Webb chụp lại sẽ giúp họ "hiểu hơn về các giai đoạn sớm nhất trong quá trình hình thành sao trong vũ trụ", đồng thời ghi nhận thêm thông tin về 19 thiên hà với các ngôi sao đang hình thành gần dải Ngân hà. 

Được phóng vào tháng 12-2021, kính viễn vọng không gian James Webb bay theo quỹ đạo Mặt trời ở khoảng cách cách Trái đất khoảng 1,6 triệu km, trong vùng không gian được gọi là điểm Lagrange thứ 2. 

Là công trình hợp tác quốc tế giữa NASA, ESA và Cơ quan Vũ trụ Canada, kính James Webb dự kiến hoạt động trong khoảng 20 năm.

Một số hình ảnh khác của Thiên hà Bóng ma, có sự khác biệt về màu sắc ở khu trung tâm:

Kính thiên văn James Webb tiết lộ vẻ đẹp rực rỡ của Thiên hà Bóng ma - Ảnh 2.

Ảnh: NASA

Kính thiên văn James Webb tiết lộ vẻ đẹp rực rỡ của Thiên hà Bóng ma - Ảnh 3.

Ảnh: NASA

Kính thiên văn James Webb tiết lộ vẻ đẹp rực rỡ của Thiên hà Bóng ma - Ảnh 4.

Ảnh ghép do do EAS công bố ngày 29-8

Giới khoa học xôn xao bức hình chụp thiên hà màu tím của kính James Webb

TTO - Bức ảnh một thiên hà xoắn ốc màu tím có tên NGC 628 do kính viễn vọng không gian James Webb chụp đang thu hút sự tò mò của giới khoa học vũ trụ trên khắp thế giới.

TTXVN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Những bức ảnh đẹp nhất tại Giải thưởng Nhiếp ảnh gia của năm (Photographer of the Year Awards) vừa được NASA công bố.

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Phát minh loại pin dẻo như kem đánh răng

Nhóm nhà nghiên cứu tại Thụy Điển vừa phát triển thành công một loại pin mềm dẻo như kem đánh răng mà vẫn giữ nguyên hiệu suất hoạt động.

Phát minh loại pin dẻo như kem đánh răng

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar