15/04/2025 21:22 GMT+7

'Xé rào’ công viên

Những ngày này, một số công viên của Hà Nội như Thống Nhất, Cầu Giấy, Nghĩa Đô ở Hà Nội đang được chỉnh trang, tô điểm.

công viên - Ảnh 1.

Hàng rào công viên Thống Nhất đã được tháo dỡ - Ảnh: DANH KHANG

Dỡ hàng rào, tạo không gian mở đã thu hút quan tâm của người dân, bởi ai cũng kỳ vọng công viên sẽ phục vụ cộng đồng đúng nghĩa - trở thành nơi vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng.

Phá rào, không bán vé qua cổng như trước đây xem như quyết định đột phá trong quản lý, được người dân đánh giá cao.

Công viên Thống Nhất đi cùng năm tháng

Nhìn lại, công viên Thống Nhất không chỉ là lá phổi xanh mà còn là chứng tích lịch sử hào hùng của nhân dân thủ đô. 67 năm trước (năm 1958), Hà Nội quyết định chọn khu vực đầm sình lầy, hồ nước và khu đất cạnh nhiều ngôi làng cổ đất Thăng Long xưa để xây dựng công viên tầm cỡ.

Đến năm 1961 chính thức khánh thành, lấy tên Thống Nhất với khát vọng sớm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bức ảnh ghi lại cảnh người dân ngồi trước thảm cỏ xanh mướt, phía sau là cổng chào được thiết kế sang trọng với niềm tự hào.

Để có được công viên hoành tráng ngày nay không chỉ rộng về diện tích mà có cả quần thể cây xanh thì nhiều tầng lớp nhân dân thời điểm đó đã tham gia phong trào trồng cây, dọn rác, nạo vét hồ không quản ngại nắng mưa.

công viên - Ảnh 2.

Công viên Thống Nhất đã trở thành lá phổi xanh cho nhiều khu dân cư rộng lớn từ hàng chục năm nay - Ảnh: D.KHANG

Trong hơn 15 năm trở lại đây, Hà Nội tiếp tục bắt tay cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới nhiều công viên với mong ước tăng thêm diện tích cây xanh, tạo ra không gian đáng sống cho người dân đô thị.

Còn nhớ năm 2010 công viên Cầu Giấy hoạt động, ban đầu chỉ lác đác vài tốp học sinh, sinh viên tới đá cầu, nhảy dây bởi thời điểm đó cạnh công viên chỉ là những ngôi làng như Cốm Vòng, Yên Hòa, Quan Hoa. Quá trình đô thị hóa biến công viên xa khu dân cư năm nào lọt thỏm bên những tòa nhà chung cư, cao ốc.

Đáng tiếc, Hà Nội đã đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành xây mới 9 công viên và cải tạo 45 công viên, vườn hoa cũ nhưng triển khai chưa được như mong muốn. 

Dù đã có chủ trương đầu tư nhưng những vướng mắc như pháp lý, giải phóng mặt bằng,… dẫn đến dự án xây mới dở dang, còn công viên cũ thì chậm cải tạo.

Không chỉ vậy, hiện nay nhiều công viên trong các đô thị rất khang trang, sạch sẽ, tuy nhiên vẫn chưa phục vụ được nhiều cho cư dân. Không ít nơi khai thác không đúng chức năng như tự ý bố trí các dịch vụ thương mại cho thuê để thu tiền.

Cải tạo, xây mới công viên đừng để trì trệ

"Xé rào" công viên lần này đang được xem là bước ngoặt, nhưng "quản lý sao cho hiệu quả?" là câu hỏi của nhiều người. Để vận hành trơn tru phải ngăn chặn tình trạng lấn chiếm, "xẻ thịt" đất cây xanh như từng xảy ra với công viên Tuổi Trẻ (ở quận Hai Bà Trưng) là bài học cũ vẫn còn ở đó.

Phải làm mọi cách để công viên không trở thành địa điểm tụ tập của người nghiện, phóng uế, trò chơi không phù hợp và đặc biệt tránh xung đột giao thông.

Tóm lại, để chuyên nghiệp hóa hệ thống công viên, vườn hoa, Hà Nội cần có văn bản pháp lý thống nhất, cụ thể, làm rõ trách nhiệm từng cá nhân, tổ chức được giao quản lý.

công viên - Ảnh 4.

Hàng rào công viên Cầu Giấy cũng đang được phá dỡ - Ảnh: Q.THẾ

Hiện nay, chiều cao và tuổi thọ trung bình của người Việt còn thấp hơn nhiều quốc gia trong khu vực. Năm 2020, tại Việt Nam chiều cao trung bình của nam là 168,1cm và nữ 156,2cm, trong khi đó Thái Lan (nam 171cm, nữ 159cm), Hàn Quốc (nam 174cm, nữ 161cm) và Nhật Bản (nam 172cm, nữ 158cm).

Trong một bài viết mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2045 - kỷ niệm 100 năm thành lập nước - chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam phải đạt một mức nào ngang với các nước phát triển trong khu vực (ví dụ nam 175cm, nữ 163cm).

Để thực hiện hóa mục tiêu này, bên cạnh đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe toàn dân, xây dựng cơ sở thể thao, dinh dưỡng học đường, cải thiện chất lượng bữa ăn hằng ngày thì cần bắt tay vào phát triển hệ thống công viên, bởi nơi này sẽ là địa điểm vàng để rèn luyện sức khỏe.

Có lẽ để góp phần không nhỏ vào mục tiêu nói trên, cần sự quyết liệt trong chỉ đạo của người đứng đầu các địa phương để sớm hoàn thiện dự án xây công viên mới, cải tạo công viên cũ đang dở dang. Đừng để công việc này tiếp tục bị trì trệ, gây ra biết bao nhiêu bức xúc kéo dài không đáng có cho người dân.

'Xé rào’ công viên - Ảnh 4.

Nhiều loại cây xanh đã được trồng bổ sung bên trong công viên Cầu Giấy - Ảnh: Q.THẾ

công viên - Ảnh 6.

Công viên Cầu Giấy nhìn từ trên cao - Ảnh: D.KHANG

Từ đầu năm 2024, Thường trực Thành ủy, HĐND và UBND TP Hà Nội đã tổ chức giao ban với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã về công tác chỉnh trang, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới nhiều công viên trên địa bàn Hà Nội.

Theo đó, dự kiến đến năm 2025 công viên, vườn hoa được cải tạo sẽ đạt 91%. Tuy nhiên ghi nhận cho thấy công tác cải tạo, xây dựng mới nhiều công viên vẫn còn chậm tiến độ.

Quá nể những 'vận động viên’ U80, U90 say sưa tập thể thao ở công viên Hà Nội

Hít xà, uốn dẻo, đẩy tạ… những “vận động viên” U80, U90 tại các công viên ở Hà Nội đã khiến nhiều người phải bất ngờ, chứng minh rằng tuổi tác chẳng hề là rào cản đối với đam mê thể thao.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có cần thiết xây dựng một chế độ khuyến sinh hay không? Câu trả lời là có và càng sớm càng tốt.

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Từ cựu thù ở hai chiến tuyến, hai nước đã trở thành bạn, đối tác toàn diện, rồi đối tác chiến lược toàn diện.

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar