25/04/2024 13:24 GMT+7
Trở lại chủ đề

Xây bể chứa, giải pháp cho tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt

Việc xây bể chứa được xem là giải pháp hiệu quả cho tình trạng khan hiếm nước ngọt sinh hoạt thường xảy ra vào mùa khô hạn.

Một số hộ dân xây bể chứa bằng chất liệu gạch, bê tông - Ảnh: ĐẶNG ĐỨC

Một số hộ dân xây bể chứa bằng chất liệu gạch, bê tông - Ảnh: ĐẶNG ĐỨC

Nhằm góp thêm góc nhìn, Tuổi Trẻ Online giới thiệu ý kiến của bạn đọc Đặng Đức:

Tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, do nhiều nơi xâm nhập mặn cao và kéo dài trong mùa khô năm nay nên bà con phải mua nước ngọt của tư nhân để phục vụ sinh hoạt hằng ngày, với giá rất cao lên tới 50.000 đồng/m3.

Mức giá này cao gần chục lần giá các công ty cấp nước bán cho người dân.

Ngoài việc chờ đợi cơ quan chức năng có giải pháp về lâu dài, người dân nên chủ động có kế hoạch tích trữ nước ngọt cho gia đình mình.

Lâu nay, ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, khi mùa khô tới, xâm nhập mặn sâu, bà con nông dân thường mua cho mình những chiếc bồn, bình, thùng…, bằng inox, nhựa để chứa nước ngọt dùng cho sinh hoạt.

Tuy nhiên, những dụng cụ chứa nước này không lớn, như các bồn inox cũng chỉ chứa được cỡ 1.000 - 2.000 lít nước. Vì vậy lượng nước dự trữ không dùng được lâu, nhất là với các hộ dân đông người.

Lắp đặt bể ngầm chất liệu inox cỡ lớn - Ảnh: ĐẶNG ĐỨC

Lắp đặt bể ngầm chất liệu inox cỡ lớn - Ảnh: ĐẶNG ĐỨC

Để có thể tự chủ động được nguồn nước ngọt sinh hoạt cho mình, các gia đình tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng cũng như các vùng thường xảy ra tình trạng khan hiếm nước ngọt vào mùa khô hạn nói chung nên xây bể chứa.

Có thể làm bằng chất liệu gạch, bê tông, cũng có thể lắp đặt bể ngầm chất liệu inox cỡ lớn... So với các bồn, bình, thùng… thì dung tích của bể sẽ lớn hơn, chứa được rất nhiều nước.

Mỗi gia đình xây cho mình một cái bể chứa (có thể là bể nổi hoặc ngầm), với dung tích trên dưới 10m3.

Nguồn nước ngọt dự trữ đó có thể đủ cho cả gia đình đông người dùng trong thời gian dài, đủ cho cả mùa khô.

Khi mùa mưa tới, các gia đình có thể lấy nước mưa thông qua hệ thống máng xối chảy từ mái nhà xuống bể chứa.

Gia đình bên nội của tôi và nhiều hộ dân sinh sống tại huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây của tỉnh Tiền Giang từ nhiều năm nay đã luôn chủ động được nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt bằng giải pháp xây bể tích trữ nước mưa như trên. Trong khi nhiều gia đình không có bể chứa rơi vào tình trạng khốn khó khi thiếu nước ngọt sinh hoạt.

Về chi phí, mỗi bể chứa như vậy tốn khoảng vài triệu, vài chục triệu đồng cho tới hơn 100 triệu đồng, tùy theo dung tích bể chứa lớn hay nhỏ.

Số tiền bỏ ra đầu tư để xây bể chứa không lớn nếu so với nhiều hộ phải đi mua nước ngọt sinh hoạt trong nhiều mùa khô và mang tới nhiều lợi ích.

Đối với những hộ dân không có điều kiện xây bể, chính quyền địa phương có thể xem xét hỗ trợ hoặc kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ người dân xây bể chứa nước. Thiết nghĩ đó cũng là một trong những giải pháp lâu dài cho người dân vùng hạn, mặn, giúp người dân sinh hoạt ổn định, căn cơ hơn.

Mưa ít, nắng nóng gia tăng, khô hạn khả năng lan ra miền Trung

Một tháng tới, nắng nóng có xu hướng gia tăng nhiều hơn tại khu vực Bắc Bộ và miền Trung, còn khu vực Tây Nguyên - Nam Bộ tiếp tục nắng nóng diện rộng.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cưỡng chế xử lý nợ tàu cao tốc tuyến Cần Thơ - Côn Đảo

Doanh nghiệp vi phạm hợp đồng vay vốn bị cưỡng chế tài sản là tàu cao tốc tuyến Cần Thơ - Côn Đảo để thi hành bản án.

Cưỡng chế xử lý nợ tàu cao tốc tuyến Cần Thơ - Côn Đảo

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Trước những vụ việc người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế, chúng tôi không khỏi suy nghĩ khi nhớ lại những câu chuyện dưới đây.

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Cách đi nhà ga T3 Tân Sơn Nhất không bị 'lạc lối', nơi gửi xe, đón taxi...

Hiện nhiều người ra, vào nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, TP.HCM vẫn còn lóng ngóng đi nhầm lối, nhầm tầng, loay hoay không biết đi đường nào để gửi xe...

Cách đi nhà ga T3 Tân Sơn Nhất không bị 'lạc lối', nơi gửi xe, đón taxi...

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

TP.HCM đề nghị tạo ‘luồng xanh’ chở cát về vành đai 3, chỉ kiểm tra 1 lần

TP.HCM vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, cơ quan chức năng phối hợp, hỗ trợ tạo 'luồng xanh' vận chuyển cát, phục vụ cát xây dựng dự án vành đai 3 TP.HCM.

TP.HCM đề nghị tạo ‘luồng xanh’ chở cát về vành đai 3, chỉ kiểm tra 1 lần

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Vì sao 'một số môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45' nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, tranh luận từ độc giả.

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar