12/02/2025 10:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

Xác suất tiểu hành tinh 55m va chạm Trái đất tăng gấp đôi

Những tính toán mới nhất cho thấy xác suất va chạm giữa tiểu hành tinh 2024 YR4 với Trái đất vào năm 2032 tăng gấp đôi so với ước tính trước đó.

Xác suất tiểu hành tinh 55m va chạm Trái đất tăng gấp đôi - Ảnh 1.

Ảnh minh họa tiểu hành tinh va chạm Trái đất - Ảnh: earth.com

Các nhà thiên văn học đã phát hiện một tiểu hành tinh trên bầu trời đêm vào cuối năm 2024 và đặt tên cho nó là 2024 YR4. Sau đó, họ bắt đầu theo dõi, đo vị trí để tính toán quỹ đạo của tiểu hành tinh này.

Với ước tính ban đầu về quỹ đạo của 2024 YR4, xác suất để nó va chạm với Trái đất là khoảng 1%. Tuy nhiên, sau khi thực hiện thêm các tính toán, xác suất này đã tăng lên hơn gấp đôi, theo trang ScienceAlert ngày 11-2.

Tính đến thời điểm hiện tại, 2024 YR4 có 2,3% khả năng va chạm với Trái đất vào ngày 22-12-2032. Điều này có nghĩa là khi các nhà thiên văn học chạy 1.000 mô phỏng quỹ đạo dựa trên dữ liệu có được, có 23 mô phỏng cho thấy 2024 YR4 sẽ có tác động đến Trái đất.

Ước tính hiện tại về quỹ đạo có khả năng xảy ra nhất của 2024 YR4 là tiểu hành tinh này sẽ bay gần Trái đất ở khoảng cách 240.000km, nằm trong quỹ đạo của Mặt trăng nhưng không quá gần đến mức gây nguy hiểm.

Do đó, dù xác suất va chạm tăng hơn gấp đôi nhưng chúng ta cũng không cần quá lo lắng. Khi xác suất va chạm của 2024 YR4 dưới 1%, Văn phòng Điều phối phòng thủ hành tinh (PDCO) của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã xếp tiểu hành tinh này vào mức 3 trên thang đo Mức độ nguy hiểm va chạm Torino.

Mức 3 có nghĩa là chúng ta nên để mắt tới thiên thạch đó. Với xác suất 2,3%, 2024 YR4 vẫn nằm trong mức 3.

Khi theo dõi các tiểu hành tinh, một điều rõ ràng là các ước tính ban đầu thường không chắc chắn. Không giống như quỹ đạo của hành tinh, quỹ đạo của các tiểu hành tinh có thể thay đổi do lực hấp dẫn từ các vật thể gần chúng. Trong trường hợp 2024 YR4 thì một trong các tác nhân chính là Trái đất.

Vào năm 2028, tiểu hành tinh này có thể cách Trái đất 8 triệu km. Lúc này, các nhà thiên văn có thể tính toán chính xác hơn quỹ đạo của nó và xem xét các kế hoạch phòng thủ nếu cần. 

Theo ScienceAlert, ngay cả khi các tính toán cho thấy xác suất va chạm gần như là 100%, chúng ta cũng không cần phải lo lắng vì một số lý do.

Đầu tiên, chúng ta biết 2024 YR4 ở đó. Nguy cơ thật sự không phải đến từ các thiên thạch hay tiểu hành tinh bên ngoài Hệ Mặt trời. Các nguy cơ lớn hơn đến từ những thiên thạch hay tiểu hành tinh tiếp cận Trái đất từ hướng Mặt trời và khiến chúng ta bất ngờ.

Kế đến, chúng ta vẫn còn nhiều năm để đối phó với 2024 YR4 và có thể làm chệch hướng quỹ đạo của nó. 

Với kích thước khoảng 55m, nếu xảy ra va chạm, 2024 YR4 có thể giải phóng lượng năng lượng lên đến 8 megaton, gấp hơn 500 lần sức công phá của bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản). Một vụ va chạm như vậy có thể xóa sổ hoàn toàn một thành phố.

Chúng ta có thể giảm thiểu rủi ro và tác động bằng cách di tản người dân khỏi khu vực có nguy cơ va chạm, và chúng ta có thời gian để làm điều đó.

Ngoài ra, chúng ta có thể theo dõi quỹ đạo của 2024 YR4 trên trang Phòng thủ hành tinh (Planetary Defense Page) của NASA.

NASA: Thiên thạch 55m nguy cơ va chạm Trái đất năm 2032, năng lượng gấp 500 lần bom nguyên tử

Thiên thạch 2024 YR4 được phát hiện ngày 27-12-2024. Nếu xảy ra va chạm, thiên thạch này có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố lớn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Kính viễn vọng không gian James Webb hé lộ cực quang sao Mộc là một thế giới hoàn toàn khác biệt: choáng ngợp, dữ dội và siêu thực.

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội đánh giá cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là cánh cửa rất quan trọng để các mô hình, công nghệ mới ra đời và lớn lên. Nhưng chấp nhận đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Các nhà khoa học phát hiện dấu hiệu cho thấy một lớp nước lỏng khổng lồ có thể tồn tại sâu dưới lòng đất sao Hỏa, hé lộ lời giải cho bí ẩn nước biến mất và mở ra hy vọng tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Rạng sáng 13-5, một ngọn núi lửa ở miền trung Philippines đã phun trào, tạo ra cột tro khổng lồ cao khoảng 4,5km bốc lên trời.

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar