World Cup 1954: Khai sinh những ‘thương hiệu’ muôn đời

TTO - Puskás, cái tên chỉ cần vang lên là các cổ động viên bóng đá nghĩ ngay đến những bàn thắng tuyệt đẹp trên sân cỏ. Và World Cup 1954 gọi tên ông.

Trận chung kết World Cup 1954 giữa Tây Đức và Hungary

Puskás, huyền thoại của Hungary, người có thể sánh ngang với Pele, Alfredo Di Stefano, Franz Beckenbauer hoặc Johan Cruyff. Năm 1954 là World Cup của Puskás - một kỳ World Cup thành công nhưng chưa trọn vẹn.

Giải vô địch bóng đá thế giới năm 1954 tổ chức tại Thụy Sĩ luôn được nhắc đến với nhiều ký ức thú vị: World Cup đầu tiên giải được chiếu trên hình, World Cup với phù thủy Puskás, với những trận đấu lạ lùng và với sự khẳng định của một đế chế Cỗ xe tăng Đức.

World Cup 1954: Khai sinh những ‘thương hiệu’ muôn đời - Ảnh 2.

16 đội lọt vào vòng chung kết được chia thành bốn bảng. Mỗi bảng gồm hai đội hạt giống và hai đội thông thường. Nhưng thay vì đá vòng tròn một lượt, mỗi bảng World Cup chỉ có bốn trận, trong đó hai đội hạt giống lần lượt đụng độ với hai đội còn lại.

Ngay từ vòng bảng, các đội phải đá thêm 30 hiệp phụ nếu nếu hòa nhau sau 90 phút. Nếu vẫn hòa, hai đội chia điểm.

Nếu hai đội đầu bảng bằng điểm, các đội bốc thăm phân định người đứng đầu. Trường hợp đội thứ hai và thứ ba bằng điểm, phải đá thêm một trận play-off, tìm ra đội thắng.

Bốn bảng thì đã có hai cặp phải bốc thăm gồm Brazil - Nam Tư, Uruguay - Áo và hai trận play-off, gồm Thổ Nhĩ Kỳ - Tây Đức, Thụy Sĩ - Ý.

World Cup 1954: Khai sinh những ‘thương hiệu’ muôn đời - Ảnh 3.

Các quan chức tại sân vận động Wankdorf ở Berne, Thụy Sĩ trước thềm World Cup 1954

Thể thức "kỳ dị" của giải đấu chưa dừng lại ở đó.

Đến vòng loại trực tiếp, bốn đội đầu bảng dồn cả vào một nhánh khi chia cặp cho vòng tứ kết, bốn đội nhì bảng nằm chung một nhánh. Lý do ban tổ chức đưa ra là để đảm bảo trận chung kết gồm một đội đứng đầu và một đội về nhì ở vòng bảng, nghe thật không hợp lý chút nào!

Hóa ra luật chơi này lại có lợi cho Tây Đức - đội chỉ xếp thứ hai vòng bảng sau trận thua Hungary đến 3-8. Nhờ vậy, đội bóng của HLV Sepp Herberger tránh được hàng loạt đối thủ mạnh như Uruguay, Anh, Brazil trong các trận đoạn tứ kết, bán kết.

World Cup 1954: Khai sinh những ‘thương hiệu’ muôn đời - Ảnh 4.

Với 140 bàn thắng sau 26 trận đấu, World Cup 1954 là giải đấu có số bàn thắng trung bình mỗi trận cao nhất, hơn 5 bàn mỗi trận.

Kết quả của hơn phân nửa các trận đấu là tổ hợp những con số khủng khiếp mà có lẽ bạn rất hiếm khi bắt gặp trong một giải đấu tầm cỡ quốc tế.

World Cup 1954: Khai sinh những ‘thương hiệu’ muôn đời - Ảnh 5.

Khoảnh khắc Zoltan Czibor (Hungary) ghi bàn trong trận gặp Uruguay

Hungary - Hàn Quốc 9-0, Hungary - Tây Đức 8-3, Thổ Nhĩ Kỳ - Hàn Quốc 7-0, Tây Đức - Thổ Nhĩ Kỳ 7-2, Uruguay - Scotland 7-0. Ngay cả vòng đấu loại trực tiếp cũng có những trận đấu "cháy lưới" như Hungary - Brazil, Uruguay - Anh 4-2, Hungary - Uruguay 4-2, Đức - Áo 6-1, hay trận đấu điên rồi giữa Áo và Thụy Sĩ với tỉ số 7-5.

Bàn thắng nhiều nhưng bạo lực cũng không ít. Trận tứ kết Hungary - Brazil ngoài việc có sáu bàn thắng còn "cống hiến" nhiều pha võ thuật trên sân, khiến trọng tài phải đuổi ba cầu thủ, và cả hỗn chiến trong phòng thay đồ khi các cầu thủ Brazil lao vào phòng đối phương đòi tính sổ.

World Cup 1954: Khai sinh những ‘thương hiệu’ muôn đời - Ảnh 6.

Puskás, cái tên quen thuộc với những người yêu bóng đá. Ông được xem là cầu thủ bóng đá hay nhất mọi thời đại của Hungary, và được xếp thứ 7 trong Danh sách 100 cầu thủ hay nhất thế giới thế kỷ 20 của World Soccer .

Mặc dù không có được những yếu tố để trở thành một tiền đạo siêu sao như chiều cao, khả năng tranh chấp, Puskás lại sở hữu chiếc chân trái vô cùng khéo léo cộng với tốc độ siêu đẳng.

Người ta gọi Puskas là "Canoncito" - Khẩu thần công nhỏ vì thể hình hơi thấp và lực sút cực mạnh từ chân trái của ông.

Cho tới nay, danh hiệu bàn thắng đẹp nhất năm của FIFA trao tặng mang chính tên ông, Puskas.

Một số hình ảnh Puskás trong trận chung kết World Cup 1954

Ông cùng các đồng đội tài năng Zoltán Czibor, József Bozsik, Sandor Kocsis và Nándor Hidegkuti đến World Cup 1954 với tấm huy chương vàng Olympic giành được 2 năm trước đó và thành tích 42 trận bất bại liên tiếp.

Ông là đội trưởng và nhạc trưởng trong lối chơi của Hungary, là khởi nguồn của những pha xử lý xuất thần và những bàn thắng đẹp mắt, là tâm điểm của những hậu vệ đối phương, của những pha chơi xấu, bạo lực. Cuối giải đấu, Puskás là cầu thủ xuất sắc nhất.

Thế nhưng, ông đã phải rời sân từ trận tứ kết và vắng mặt trong trận bán kết vì chấn thương. Chung kết, ông trở lại, với thể lực không sung sức nhất và cảm giác bóng không hoàn hảo nhất. Và ông đã mất cúp vàng.

Khi mất vào ngày 17-11-2006, đất nước Hungary tổ chức quốc tang và tròn 1 năm sau ngày mất - thủ đô Budapest cho khánh thành con đường mang tên ông.

World Cup 1954: Khai sinh những ‘thương hiệu’ muôn đời - Ảnh 8.

Cỗ xe tăng Đức luôn được biết đến với tinh thần thi đấu quả cảm, không bao giờ từ bỏ một chút hy vọng nào còn sót lại để giành chiến thắng.

Và thương hiệu ấy được cả thế giới biết đến sau trận chung kết kinh điển giữa Tây Đức và Hungary năm 1954.

Đức có gì khi vào chung kết? Một đội bóng không được xếp hạt giống, một đội bóng phải nhờ thi đấu play-off để được vào vòng trong, một đội bóng đã từng thua đối thủ Hungary một cách nhục nhã 3-8 tại vòng bảng.

Xa hơn, tuyển Đức không còn gì khi sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 - cuộc chiến đã để lại nhiều vết thương trên mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, giáo dục, cho đến cả bóng đá.

Đội tuyển Tây Đức trong trận chung kết World Cup 1954

Nước Đức bị "chia đôi sơn hà" thành Đông Đức và Tây Đức với hai đội tuyển khác nhau và một nỗi mâu thuẫn dân tộc sâu sắc.

Chỉ 8 phút đầu của trận chung kết, Tây Đức phải đối diện với kịch bản thất bại ê chề khi để Puskas và Czibor ghi 2 bàn đưa Hungary vượt lên.

Nhưng chính Hungary bị choáng váng khi dính pha phản đòn của người Đức với hai bàn gỡ của Morlock và Helmut Rahn chỉ trong 10 phút.

Suốt khoảng thời gian từ đó về sau, người Đức kiên cường trụ vững hàng loạt đợt "công thành" của Hungary, để rồi vào phút 84, Helmut Rahn tung ra đòn "hồi mã thương" giúp Tây Đức ấn định chiến thắng 3-2 và lần đầu tiên đăng quang World Cup.

Có thể nói, chiến thắng kì diệu đó là bước ngoặt cho sự tái sinh của đất nước: nền kinh tế của Đức dần tăng trưởng, tình hình chính trị và ngoại giao ổn định hơn. Tây Đức trở thành thế lực của bóng đá thế giới khi tiếp tục giành chiến thắng vào các năm 1974 và 1990 với thương hiệu là Tinh thần thép với biệt danh Cỗ xe tăng.  

World Cup 1954: Khai sinh những ‘thương hiệu’ muôn đời - Ảnh 10.

_____________________________

TRỌNG NHÂN
CƠ AN

Bình luận hay

Chia sẻ
Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bí quyết thu phục lòng người của nữ Tổng thống Croatia

TTO - Sau một mùa World Cup, hiếm có nhà lãnh đạo nào được nhắc tới nhiều như nữ Tổng thống của Croatia, bà Kolinda Grabar-Kitarovic. Bí mật nằm sau sức hút của bà, chính là chưa bao giờ bà ngừng tự hào mình là một người dân của Croatia.

Bí quyết thu phục lòng người của nữ Tổng thống Croatia

Khi trái tim khắc hình Tổ quốc

TTO - Tôi nhớ nhà văn Nga Ilia Erenbua đã từng viết: "Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất". Ivan Rakitic là cầu thủ thể hiện lòng yêu nước như thế.

Khi trái tim khắc hình Tổ quốc

Khép lại từng đêm vui

TTO - World Cup 2018 đã chính thức hạ màn với chức vô địch dành cho đội tuyển Pháp sau khi các "chú gà trống Gaulois" giải mã "bàn cờ thế" chưa từng bị đánh bại mà người Croatia đã tạo ra ở giải đấu năm nay.

Khép lại từng đêm vui

World Cup 2018: Kết thúc mở…!

TTO - Kết thúc mở là bố cục yêu thích của các tác phẩm điện ảnh và văn học hiện đại, nghĩa là trong đoạn kết một câu chuyện hàm chứa sự mở đầu cho một câu chuyện mới được chờ đợi hấp dẫn, kịch tính hơn.

World Cup 2018: Kết thúc mở…!

Cổ động viên Pháp từ ăn mừng biến thành bạo động

TTO - Giành chức vô địch World Cup 2018 sau khi đánh bại Croatia, Pháp như bùng nổ trong niềm vui chiến thắng. Người dân Pháp sẽ còn ăn mừng nhiều ngày tới, thậm chí một số nơi đã có bạo động vì những phần tử quá khích.

Cổ động viên Pháp từ ăn mừng biến thành bạo động

Người Croatia vẫn ăn mừng hoành tráng sau chung kết

TTO - Dù thua Pháp với tỉ số 4-2 trong trận chung kết, cổ động viên Croatia vẫn ăn mừng cho chiến thắng chung cuộc của đội nhà. Đối với người dân quốc gia này, đội tuyển của họ đã chơi hết mình và đầy tự hào tại World Cup 2018.

Người Croatia vẫn ăn mừng hoành tráng sau chung kết
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng