16/04/2013 10:31 GMT+7

Washington chìa cành ôliu cho Bình Nhưỡng

THANH TUẤN
THANH TUẤN

TT - Không là một cuộc diễu binh rầm rộ như dự đoán, ở Bình Nhưỡng từ sáng 15-4 chỉ có người và hoa trong lễ hội hoa nhân sinh nhật thứ 101 của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành do chính quyền tổ chức.

Phóng to
Người dân Triều Tiên hàng hàng lớp lớp đem hoa dâng lên tượng lãnh tụ ở Bình Nhưỡng trong sinh nhật lần thứ 101 của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành, ngày 15-4 - Ảnh: Reuters/KCNA

Ngày 15-4, trong chặng dừng chân cuối cùng ở Tokyo, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố “mở ngỏ khả năng cho những đàm phán chân thành và tin cậy về giải trừ hạt nhân với CHDCND Triều Tiên” nếu Bình Nhưỡng cũng tiến bước theo hướng này. “Trái bóng đang nằm ở phần sân Bình Nhưỡng” - ông Kerry nêu rõ. Dù vậy, ông Kerry cũng nhấn mạnh Bình Nhưỡng phải có những bước đi quan trọng để chứng tỏ sẽ thực hiện các cam kết của mình và tôn trọng luật pháp cùng những chuẩn mực quốc tế.

Bảo đảm lớn nhất của Mỹ chính là việc Bắc Kinh, đồng minh chính trị quan trọng nhất của Bình Nhưỡng, cũng tuyên bố ủng hộ giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên sau cuộc hội đàm với ông Kerry hôm 13-4. “Trung Quốc rất quan ngại với tình hình hiện tại... và sẽ giải quyết vấn đề này rất nghiêm túc” - ông Kerry thông báo. Ông nói Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng ủng hộ khi cho rằng vấn đề giải trừ hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là lợi ích của tất cả các bên. Chương trình tên lửa hạt nhân nguy hiểm của Bình Nhưỡng đe dọa không chỉ các nước láng giềng mà cả chính bản thân nhân dân Triều Tiên.

“Thế giới không cần thêm nguy cơ chiến tranh - ông nói - Chúng tôi hoan nghênh tuyên bố cam kết của Trung Quốc về việc giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên cách đây hai ngày”.

Trong tuyên bố của mình, ông Kerry mở ngỏ nhiều khả năng như cử đặc phái viên tới đàm phán với lãnh đạo Bình Nhưỡng hoặc đàm phán qua các kênh ngoại giao hậu trường mà Bắc Kinh có thể làm trung gian. “Tôi đặc biệt muốn nghe xem phía Trung Quốc muốn nói gì” - ông nói.

Để đổi lại sự giúp đỡ của Bắc Kinh, ông Kerry tuyên bố Washington sẵn sàng rút một số tên lửa phòng thủ triển khai gần đây nếu như phía Trung Quốc thuyết phục được Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.

“Tổng thống Mỹ cho triển khai thêm một số tên lửa phòng thủ vì nguy cơ từ Bình Nhưỡng - ông Kerry nêu rõ - Nếu mối nguy này biến mất sau quá trình giải trừ hạt nhân thì không còn lý do gì cần đến việc triển khai này nữa”.

Theo báo New York Times, dù không nêu cụ thể các bước mà Bình Nhưỡng cần làm, nhưng phía Mỹ đã thường xuyên tuyên bố Bình Nhưỡng cần giải trừ cùng các biện pháp như ngừng sản xuất nhiên liệu hạt nhân, ngưng các vụ thử tên lửa và chấm dứt đe dọa tấn công các nước láng giềng.

Chưa rõ Bình Nhưỡng sẽ phản ứng thế nào với tuyên bố mới nhất của ông Kerry. Nhưng có thể thấy các tuyên bố đe dọa chiến tranh và hạt nhân của Bình Nhưỡng đã vắng bóng trong ngày kỷ niệm sinh nhật thứ 101 của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan Jin vẫn thận trọng nhận định Triều Tiên dường như đã sẵn sàng phóng tên lửa, song khẳng định không thấy dấu hiệu của một cuộc chiến tranh tổng lực. Phát biểu trước Ủy ban quốc phòng thuộc Quốc hội, ông Kim Kwan Jin nhấn mạnh: “(Quân đội Hàn Quốc) đang theo dõi (khả năng Triều Tiên phóng tên lửa) vì vụ phóng này dường như đã sẵn sàng. Hành động phô diễn sức mạnh quân sự này (của Triều Tiên) được cho sẽ diễn ra trong ngày 15-4”.

Ông Kim Kwan Jin khẳng định quân đội Hàn Quốc đã sẵn sàng đối phó trước hành động khiêu khích có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào.

Mỹ công bố 4 nguyên tắc trong chính sách châu Á - Thái Bình Dương

Ngày 15-4, ngày cuối cùng của chuyến công du châu Á, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã khẳng định Washington sẽ tiếp tục xây dựng sự hiện diện “năng động và lâu dài” của Mỹ tại khu vực này. Phát biểu tại Viện Công nghệ Tokyo, ông John Kerry nhận định châu Á không những là khu vực năng động nhất thế giới, mà còn là “nơi cùng lúc sản sinh ra vô số cơ hội lẫn thách thức”.

Ngoại trưởng Mỹ cũng giới thiệu bốn nguyên tắc trong chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ là: tăng trưởng mạnh, tăng trưởng công bằng, tăng trưởng thông minh và tăng trưởng hợp lý để hỗ trợ các quốc gia khu vực này đạt được mục tiêu.

Ông John Kerry cũng khẳng định Mỹ sẽ tham dự tích cực hơn vào các thể chế khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

THANH TUẤN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Đàm phán trực tiếp đầu tiên sau hơn ba năm chiến sự giữa Nga và Ukraine hôm 16-5 kết thúc ảm đạm như bầu trời xám xịt của Istanbul hôm đó.

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Thỏa thuận tạm dừng thuế quan Mỹ - Trung mở ra cơ hội đàm phán song phương cho các quốc gia nhưng chưa đủ thời gian để giải quyết toàn diện các xung đột thương mại đang tồn tại.

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar