31/03/2025 12:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vườn quốc gia Tràm Chim lắp camera theo dõi quá trình chăm sóc sếu đầu đỏ

Hệ thống camera giúp giám sát, theo dõi quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc sếu đầu đỏ tại tất cả các chuồng.

Ngày 31-3, UBND tỉnh Đồng Tháp đã có văn bản báo cáo tiến độ thực hiện hạ tầng giai đoạn 1 và công tác cải tạo, hoàn thiện các hạng mục phục vụ chăm sóc, nuôi dưỡng sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim.

sếu đầu đỏ - Ảnh 1.

Bên trong một chuồng chăm sóc sếu đầu đỏ - Ảnh: TỐNG DOANH

Vườn quốc gia Tràm Chim là đơn vị chịu trách nhiệm chính, phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp thực hiện hoàn thành công tác cải tạo, sửa chữa và bổ sung một số hạng mục tại phân khu A3 gồm: chuồng nuôi sếu non, chuồng ghép đôi, chuồng cứu hộ, phòng thuốc, kho thức ăn, hệ thống camera phục vụ tiếp nhận và chăm sóc sếu.

Đối với chuồng nuôi sếu non, đã hoàn thiện các hạng mục và hệ thống cây xanh và thảm cỏ; cải tạo hồ nước bên trong; bổ sung hệ thống camera giám sát; hệ thống mái che tạo bóng mát bên trong; cải tạo hệ thống cửa ra vào; khắc phục tiếng ồn xung quanh.

Đối với các chuồng ghép đôi, đã hoàn thiện cải tạo thảm cỏ bên trong; hoàn thiện hệ thống cửa; hệ thống nước phục vụ chăm sóc sếu hằng ngày; bổ sung hệ thống camera bên trong chuồng; trang bị các máng ăn, uống cho sếu; các máng khử khuẩn trước khi vào chuồng chăm sóc sếu; hệ thống lưới lan trên mái và xung quanh chuồng; thiết lập hệ thống cây xanh xung quanh các chuồng nhằm hạn chế tác động đến sếu.

Vườn quốc gia Tràm Chim đã sẵn sàng tiếp nhận 6 con sếu đầu đỏ để chăm sóc và bảo tồn

Đối với chuồng sếu trưởng thành (bán hoang dã), đã hoàn thành các hạng mục như hệ thống cây xanh xung quanh chuồng; thảm cỏ bên trong chuồng; thiết lập hệ thống camera; hệ thống mái che và lưới lan bên trong; trang bị các máng ăn và uống cho sếu; vệ sinh, tạo thông thoáng nước các vị trí phục vụ tham quan, ngắm sếu và bổ sung các máng khử khuẩn trước khi vào chuồng chăm sóc sếu.

Đặc biệt công tác chăm sóc thú y và kho dự trữ thức ăn cũng được trang bị các thiết bị, máy móc theo yêu cầu.

Đối với nguồn thức ăn của sếu được nhập từ Thái Lan, đơn vị vận chuyển sẽ cung cấp định kỳ 3 tháng/lần. Thời gian đầu sẽ nhập khẩu đủ thức ăn cho sếu trong 6 tháng.

Vườn quốc gia Tràm Chim lắp camera theo dõi quá trình chăm sóc sếu đầu đỏ - Ảnh 2.

Chuồng sếu ở có lưới che, hồ nước, cây xanh che mát - Ảnh: TỐNG DOANH

Đồng thời có hệ thống camera máy chủ để giám sát, theo dõi quá trình nuôi dưỡng chăm sóc sếu tại tất cả các chuồng sếu, hằng ngày phân công nhân viên kỹ thuật giám sát và ghi chép số liệu về sinh hoạt của sếu, tổng hợp và báo cáo.

Vườn quốc gia Tràm Chim đang thi công hạ tầng giai đoạn 2, tiến độ dự án đạt khoảng 18,5% giá trị hợp đồng.

Như trước đó Tuổi Trẻ Online đã thông tin, trong khoảng từ ngày 15 đến 20-4 (tuần thứ 3 của tháng 4), Đồng Tháp dự kiến đưa 6 con sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim chăm sóc theo chương trình đề án bảo tồn sếu đầu đỏ đang triển khai thực hiện từ năm 2022.

Đồng Tháp chuẩn bị đưa 6 con sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Theo kế hoạch, Đồng Tháp sẽ cử đoàn công tác đưa 6 con sếu đầu đỏ từ Thái Lan về Việt Nam chuyển giao cho Thảo cầm viên tiếp nhận, đến giữa tháng 4 đón về Vườn quốc gia Tràm Chim chăm sóc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Sáng 11-5, khu chuồng hổ Bengal tại Thảo cầm viên Sài Gòn rộn ràng với buổi sinh nhật độc lạ: Bình và Dương vừa tròn 2 tuổi.

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Chiều đến khuya 9-5, bầu trời TP.HCM và lân cận vẫn trong xanh nhưng sau đó mây dông phát triển nhanh và trận mưa trút xuống dữ dội.

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar