15/08/2023 14:08 GMT+7

Vụ xe cấp cứu bị tố 'chặt chém': Bệnh viện Sản nhi Cà Mau nói gì?

Đại diện Bệnh viện Sản nhi Cà Mau cho hay bệnh viện không đồng ý cho gia đình chuyển bệnh nhi đi vì nguy cơ tử vong cao, người nhà đã thông qua một bác sĩ bên ngoài để đặt xe cấp cứu.

Xe vận chuyển cấp cứu của Công ty TNHH vận chuyển 115 Xuyên Việt đến đón con anh G. tại Bệnh viện Sản nhi Cà Mau - Ảnh: THANH HUYỀN

Xe vận chuyển cấp cứu của Công ty TNHH vận chuyển 115 Xuyên Việt đến đón con anh G. tại Bệnh viện Sản nhi Cà Mau - Ảnh: THANH HUYỀN

Liên quan đến vụ việc anh T.M.G. (36 tuổi, Cà Mau) phải trả 16 triệu đồng cho Công ty TNHH vận chuyển 115 Xuyên Việt (trụ sở tại TP.HCM) khi thuê chuyển cấp cứu con từ Cà Mau lên TP.HCM để điều trị, dư luận phản ánh chi phí này được coi là "chặt chém".

Bệnh viện Sản nhi Cà Mau lên tiếng vụ xe cấp cứu bị tố 'chặt chém' 16 triệu đồng

Ngày 15-8, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trương Minh Kiển - phó giám đốc Bệnh viện Sản nhi Cà Mau - cho biết trường hợp của con anh G. rất nặng, suy hô hấp, sinh non lúc 23 tuần tuổi, cân nặng chỉ 600g.

Sau sinh bé tím tái, tim rời rạc, tiên lượng khó cứu sống và tử vong nếu chuyển đi.

Do đó bệnh viện không đồng ý cho gia đình chuyển đi.

"Người nhà đã thông qua một bác sĩ bên ngoài không phải là bác sĩ của bệnh viện, để được giới thiệu đặt xe bên ngoài tự chuyển đi.

Về phía bệnh viện có bốn xe cấp cứu trực sẵn có đầy đủ trang thiết bị, máy thở, y bác sĩ để chuyển bệnh nhân lên TP.HCM.

Tuy nhiên, như đã nói, trường hợp này không thể chuyển đi được theo quy định về chuyển viện của Bộ Y tế", ông Kiển nói.

Bác sĩ Kiển cũng thông tin thêm, trong trường hợp người bệnh trong quy định được chuyển, thì dẫu không có tiền chuyển bệnh viện cũng sẽ thông báo đến ban giám đốc để xin ý kiến chuyển miễn phí.

Thậm chí có những bệnh nhân nằm viện nhưng hoàn cảnh khó khăn bệnh viện cũng thông qua tổ công tác từ thiện xã hội để vận động xin tiền, hỗ trợ chi phí điều trị miễn phí.

Bệnh viện có quy định cấm các bác sĩ, nhân viên giới thiệu các xe ngoài không phải của bệnh viện cho bệnh nhân. Mọi nhu cầu chuyển viện của bệnh nhân, xe của bệnh viện đáp ứng được.

Mỗi chuyến xe có đầy đủ máy thở, đội ngũ y bác sĩ… như chuyến xe ngoài, nếu xe bệnh viện chuyển bé đi chỉ thanh toán tiền chưa đến 8 triệu đồng.

Ông Kiển nói rõ, xe bên ngoài có thể vào chuyển bệnh nhân được nhưng bệnh viện sẽ không can thiệp được giá. Đó là thỏa thuận giữa bên vận chuyển và người nhà.

Cũng theo báo cáo Bệnh viện Sản nhi Cà Mau gửi Sở Y tế tỉnh Cà Mau, sau khi giải thích rõ về tình trạng bệnh của bé, gia đình đã đồng ý ký tên vào biên bản và không có ý kiến hay yêu cầu giải thích gì thêm.

Đến 9h ngày 5-8, cha bé có đặt vấn đề xin chuyển viện lên Bệnh viện Nhi đồng 1 theo yêu cầu. Bác sĩ trực có giải thích với gia đình nhưng gia đình vẫn cương quyết chuyển bé lên Bệnh viện Nhi đồng 1 bằng phương tiện tự túc, chỉ xin giấy chuyển viện theo yêu cầu. 

Ca trực đã hoàn thành thủ tục chuyển viện theo yêu cầu của gia đình.

Qua xác minh, tất cả nhân viên khoa sơ sinh không tư vấn chuyển viện, đồng thời không liên lạc hay cho số điện thoại của xe cấp cứu chuyển viện từ bên ngoài.

Lúc này bác sĩ trực có nhận được điện thoại từ một bác sĩ hiện không phải là nhân viên của bệnh viện nói là người nhà, và đã tự liên hệ được với bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 đồng ý điều trị.

Sau đó bác sĩ này đã hướng dẫn gia đình người bệnh liên hệ dịch vụ xe chuyển viện 115 để chuyển bé đi.

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin trước đó, theo phản ánh của anh G., gia đình bị thu 16 triệu đồng cho quãng đường chuyển con từ Bệnh viện Sản nhi Cà Mau lên đến Bệnh viện Nhi đồng 1 (hợp đồng ghi lên Bệnh viện Nhi đồng TP).

Lúc này, cha bệnh nhi được một bác sĩ giới thiệu, cho số điện thoại của một người phụ nữ "điều" xe cấp cứu từ TP.HCM xuống chở bé với giá 16 triệu đồng.

Theo hợp đồng, đơn vị vận chuyển cấp cứu là Công ty TNHH vận chuyển 115 Xuyên Việt (có trụ sở quận 11, TP.HCM). Công ty này có giấy phép hoạt động cấp cứu do Sở Y tế cấp phép.

Ông Lê Hồng Sơn - giám đốc công ty - khẳng định với việc vận chuyển cấp cứu một bé sơ sinh, có đầy đủ nhân viên y tế và trang thiết bị cấp cứu chạy từ TP.HCM xuống Cà Mau chuyển lên giá đó là hợp lý, không thể gọi là "chặt chém".

Từ vụ cấp cứu bị tố ‘chặt chém’: Cần xây dựng mức giá phù hợp, tính đúng, tính đủ

Cần có hướng dẫn chung để các doanh nghiệp xây dựng mức giá chuyển cấp cứu phù hợp, cơ bản tính đúng, tính đủ và có tích lũy.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng

Đây là kết quả nghiên cứu với bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng khi áp dụng chương trình ERAS (phục hồi tăng cường sau phẫu thuật) tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng

Có thật táo Ý bổ dưỡng gấp 6 lần táo Mỹ?

Một thông tin lan truyền trên mạng nói rằng bạn sẽ phải ăn 6 quả táo Mỹ mới thu được lượng dưỡng chất tương đương 1 quả táo Ý.

Có thật táo Ý bổ dưỡng gấp 6 lần táo Mỹ?

Nghiện tiêm filler một cô gái Việt bị hoại tử đùi, phải mổ hơn 60 lần để giành lại sự sống

“Bác sĩ ơi, cứu em với!, tiếng kêu cứu giữa đêm của người phụ nữ với hơn 60 lần phẫu thuật và đùi bị hoại tử do tiêm filler. Một ca đại phẫu sinh tử kéo dài suốt 5 giờ đồng hồ để cứu bệnh nhân.

Nghiện tiêm filler một cô gái Việt bị hoại tử đùi, phải mổ hơn 60 lần để giành lại sự sống

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nhiều người chú trọng vào việc lựa chọn món ăn cho bữa tối, với mong muốn ăn những món ngon và giàu dinh dưỡng. Nhưng thời điểm dùng bữa cũng là một yếu tố quan trọng.

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar