17/09/2017 10:53 GMT+7

Vụ Tượng đài nguy cơ trôi sông: Đề xuất 3 phương án khắc phục

MẬU TRƯỜNG
MẬU TRƯỜNG

TTO - Sở Xây dựng tỉnh Bến Tre vừa có báo cáo giám định nguyên nhân sự cố Công trình tượng đài đánh tàu trên sông Giồng Trôm.

Vụ Tượng đài nguy cơ trôi sông: Đề xuất 3 phương án khắc phục - Ảnh 1.

Khu vực tượng đài có vốn đầu tư hơn 6,3 tỉ đồng bị sạt lở và có khả năng bị trôi sông Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Theo đó, nguyên nhân sạt lở được xác định là do thay đổi dòng chảy trên sông và quá tải lưu lượng.

Cụ thể, một lãnh đạo Sở Xây dựng, trước năm 2000, đoạn sông Hương Điểm vào giờ nước ròng đều chảy ra sông Hàm Luông qua các ngõ sông Cái Mít, sông Sơn Đốc. Dòng chảy và lòng dẫn đã ổn định với chế độ chảy này.

Năm 2001, cống Cái Mít và cống Sơn Đốc 1 và  năm 2015 cống Sơn Đốc II được xây dựng đưa vào sử dụng. 

Trong các tháng đóng cửa cống để ngăn mặn, vào giờ nước ròng, toàn bộ lượng nước sông Hương Điểm đều chảy dồn về sông Giồng Trôm ra sông Hàm Luông.

Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thay đổi dòng chảy và quá tải lưu lượng dẫn đến lưu tốc nước sông Hương Điểm chảy mạnh tại cửa ra vùng ngã ba với sông Giồng Trôm. 

Tại những đoạn bờ đất yếu, tất nhiên sẽ bị xâm thực mạnh và bị xói lở; thực tế đã xảy ra sạt lở cục bộ ở cầu Ba Lạt - xã Long Mỹ năm 2010, sạt lở bờ sông Hương Điểm cũng xảy ra từ từ trong 10 năm gần đây.

Mặt khác, vào giờ nước chảy ròng, tại khu vực ngã 3 sông (Khu vực đặt tương đài), dòng chảy từ Hương Điểm bị dòng chảy sông Giồng Trôm đạp vào gây nên hiện tượng nước chảy vòng, vì vậy toàn bộ khu vực tượng đài địa chất yếu là điểm nhạy cảm nhất, xói lở càng thêm trầm trọng.

Theo dự báo tình trạng sạt lở vẫn còn tiếp tục lấn sâu vào khu tượng đài, bờ bãi sông chưa ổn định, mép sạt lở có thể qua khỏi mặt bằng khu tượng đài mới đạt trạng thái cân bằng ổn định.

Trên cơ sở kiểm tra, khảo sát hiện trường, Sở Xây dựng đề xuất 3  phương án xử lý.

Phương án thứ nhất là xây dựng kè chống sạt lở bảo vệ khu tượng đài hiện hữu với tổng chi phí khoảng 7,5 tỷ đồng. 

Phương án này khá tốn kém, tuy nhiên bảo vệ được công trình lâu dài và không tốn chi phí để đầu tư tại vị trí mới.

Phương án thứ 2 là dời tượng đài vào trong 50m so với vị trí hiện hữu. Phương án này có kinh phí xây dựng phần đế đặt tượng đài (không có sân nền xung quanh) khoảng 1,5 tỷ đồng.

Phương án cuối cùng là dời địa điểm xây dựng tượng đài qua xã Lương Phú. 

Sở dĩ chọn phương án này là do hiện tại bờ sông này đang bồi nhẹ, chưa có dấu hiệu xói lở bờ do dòng chảy sẽ an toàn. 

Tâm tượng đài đề nghị cách bờ sông hiện trạng ít nhất 20m để bảo đảm an toàn lâu dài.  

Chi phí xây dựng tại vị trí mới (phần sân đường, nền tượng đài và giải phóng mặt bằng) khoảng 2,2 tỷ đồng.

MẬU TRƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam thông báo việc Chính phủ Ấn Độ ‘có một bước đi ngoại lệ’ là kéo dài thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam theo đề nghị của phía Việt Nam.

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc trả lại trục Hoàng Đạo hàng ngàn năm và dựng lại điện Kính Thiên là việc hệ trọng của đất nước Việt Nam, đề nghị UNESCO tiếp tục ủng hộ và tư vấn.

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới

Chào đón hè 2025, một số sân khấu đã lên sàn tập và chốt lịch diễn kịch thiếu nhi.

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới

Lê Bê La ghen điên đảo

Lê Bê La có vai diễn đặc biệt trên sân khấu sau 10 năm vắng bóng, đó là Lê Bê Chi - người vợ đau khổ với những cơn ghen thái quá.

Lê Bê La ghen điên đảo

Hai chiếc áo của hoàng thái hậu Từ Cung từ Mỹ hồi cố hương

Hai chiếc áo thường phục của hoàng thái hậu Từ Cung, mẹ của vua Bảo Đại, được một người ở Mỹ tặng lại TP Huế để trưng bày. Áo vừa hồi cố hương.

Hai chiếc áo của hoàng thái hậu Từ Cung từ Mỹ hồi cố hương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar