09/08/2021 08:21 GMT+7

Vụ tin giả 'bác sĩ rút ống thở người thân cứu sản phụ': Ảnh hưởng uy tín thầy thuốc

HƯƠNG THẢO
HƯƠNG THẢO

TTO - Sở Y tế TP.HCM cho biết sau khi kiểm tra, có đủ cơ sở khẳng định thông tin lan truyền về trường hợp một bác sĩ rút ống thở của người nhà để nhường máy thở cho mẹ con sản phụ là hư cấu.

Vụ tin giả bác sĩ rút ống thở người thân cứu sản phụ: Ảnh hưởng uy tín thầy thuốc - Ảnh 1.

Ảnh chụp Facebook Trần Khoa lan truyền vụ việc, nay trang này đã xóa

Kết luận trên được Sở Y tế TP.HCM đưa ra sau khi rà soát tại các bệnh viện của TP.HCM. Đồng thời, đơn vị này cũng cho biết đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh nguồn gốc bài đăng này để xử lý theo quy định của pháp luật.

Chưa biết "bác sĩ Khoa" là ai!

Vụ việc bắt đầu từ tối 7-8 từ chủ tài khoản Facebook "Trần Khoa", được cho là bác sĩ sản khoa, đăng tải. Người này chia sẻ đã quyết định "nhường đi chiếc máy thở" của ba mẹ mình đang dùng cho một sản phụ đang cần.

Người này sau đó đã "kìm nỗi đau mất người thân, trực tiếp vào phòng mổ để phẫu thuật thành công cho sản phụ sinh đôi này".

Sau khi đăng tải, hầu hết cộng đồng mạng đều bày tỏ sự xúc động và cảm phục trước hành động của "bác sĩ Khoa". Đặc biệt để "minh họa" cho câu chuyện nêu trên, trên mạng còn xuất hiện nhiều đoạn tin nhắn "nội bộ" kèm theo hình ảnh hai bé song sinh được cho là hai bé mà bác sĩ này vừa phẫu thuật cứu sống.

Tuy vậy, đến sáng 8-8, tất cả các thông tin mà "bác sĩ Khoa" đăng tải trên Facebook cá nhân đều bị xóa; các tài khoản khác được cho là có liên quan đến bác sĩ này cũng đều xóa thông tin sự việc.

Theo xác minh, các hình ảnh bé sơ sinh nêu trên đều là của bác sĩ Cao Hữu Thịnh và bị gán ghép vào một nội dung không có thật. Hai hình ảnh trẻ sơ sinh nêu trên được các đồng nghiệp chụp sau ca mổ do bác sĩ Thịnh thực hiện tại Bệnh viện An Sinh thời gian gần đây.

"Việc lấy hình bé sơ sinh để lồng ghép vào chuyện chết chóc là điều rất không nên, vô đạo đức và ảnh hưởng đến bé và gia đình bé" - bác sĩ Cao Hữu Thịnh bức xúc nói.

Không ai có quyền rút máy thở của người sống

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 8-8, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM - khẳng định sự việc nêu trên là hư cấu, bịa đặt, làm ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc chiến chống dịch COVID-19 vốn đang căng thẳng ở TP.HCM.

Qua xem xét nội dung lan truyền, ghi nhận nhiều điểm không hợp lý, bà Mai cho biết đơn vị đã tiến hành xác minh trong hệ thống ngành y tế.

Kết quả cho thấy không có vụ việc một bác sĩ đang điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng tự ý rút ống thở cho sản phụ sắp sinh tại bất kỳ cơ sở y tế nào trên địa bàn.

Ngoài ra, theo các quy định hiện hành, nhân viên y tế hoặc người thân không được phép tự ý rút ống thở bệnh nhân khi đang được điều trị cho dù bất kỳ lý do nào.

Kể cả việc quyết định rút ống thở cho bệnh nhân đang điều trị thở máy trong trường hợp cai máy thở cũng phải được đảm bảo thực hiện theo quy trình, theo y lệnh của người có trách nhiệm; trong một số trường hợp phải thông qua hội đồng chuyên môn quyết định.

"Luật pháp không cho phép một ai được rút ống thở để kết liễu sinh mạng của một bệnh nhân đang thở máy. Ngay cả người đã chết não cũng phải có hội đồng chuyên môn xem xét đánh giá trên nhiều phương diện, mặc cho người nhà mong muốn chấm dứt sớm để không còn đày đọa thể xác" - bà Mai chia sẻ.

Về hình ảnh bác sĩ mổ bắt con được cho là của "bác sĩ Khoa" trên mạng xã hội, theo bà Mai, là "hoàn toàn bịa đặt"; thực chất đây là hình ảnh mổ bắt con trước đây tại một bệnh viện chuyên khoa trên địa bàn.

Bà khuyến cáo người đọc cần phải có sự sàng lọc kỹ lưỡng, "không nên tin ngay" trước thông tin quá nhạy cảm trên mạng hiện nay. "Việc lan truyền các tin không có thật cũng gây mất quá nhiều thời gian cho tất cả mọi người, làm gián đoạn nhu cầu cập nhật các thông tin chống dịch" - bà Mai nói.

Không được đưa hình ảnh người bệnh lên mạng

Về động cơ đưa thông tin và hình ảnh sai lệch, theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM, hiện Sở Y tế TP.HCM đang phối hợp các cơ quan chức năng tiến hành điều tra, xác minh và xử lý theo quy định pháp luật đối với các hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức có liên quan.

Đặc biệt với các thông tin sai sự thật, vì động cơ và mục đích cá nhân, đã làm ảnh hưởng uy tín của cá nhân, tập thể, nhân viên ngành y tế trong hoạt động chống dịch COVID-19.

"Việc đưa hình ảnh của các trẻ sơ sinh, người bệnh lên mạng khi chưa được phép cũng là hành vi vi phạm luật cần lên án. Đơn vị cũng đã và sẽ có các văn bản chấn chỉnh nhân viên y tế về việc này" - bà Mai nói.

Vụ nhường máy thở cứu sản phụ: 'Bác sĩ Khoa' có thật không?

TTO - Được nhắc đến là một bác sĩ sản khoa hoạt động ở TP.HCM nhưng tuyệt nhiên tất cả bác sĩ ở các bệnh viện sản khoa lớn đều không biết 'bác sĩ Khoa' là ai, làm ở bệnh viện nào.

HƯƠNG THẢO

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Có thật táo Ý bổ dưỡng gấp 6 lần táo Mỹ?

Một thông tin lan truyền trên mạng nói rằng bạn sẽ phải ăn 6 quả táo Mỹ mới thu được lượng dưỡng chất tương đương 1 quả táo Ý.

Có thật táo Ý bổ dưỡng gấp 6 lần táo Mỹ?

Sự thật về bức ảnh 'bé gái Palestine thò tay cầu cứu dưới đống đổ nát'

Gần đây, mạng xã hội lan truyền bức ảnh một bé gái đang thò tay và nhìn qua khe tường nứt ở Palestine, được cho là đang cầu cứu.

Sự thật về bức ảnh 'bé gái Palestine thò tay cầu cứu dưới đống đổ nát'

Rộ tin Mỹ cho phép lái xe không cần bằng lái, mua thực phẩm phải có hộ chiếu

Nhiều video lan truyền nói rằng ông Trump hợp pháp hóa lái xe không bằng, cấm thường trú nhân và yêu cầu hộ chiếu khi mua thực phẩm.

Rộ tin Mỹ cho phép lái xe không cần bằng lái, mua thực phẩm phải có hộ chiếu

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Video lan truyền ghi lại hiện tượng “cực quang trắng cực hiếm" ở Na Uy, NASA xác nhận cực quang có thể có màu trắng.

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Xuất hiện video Iran ném bom trả đũa một thành phố ở Mỹ

Video lan truyền nói rằng Iran ném bom một thành phố Mỹ để đáp trả các cuộc không kích của Washington vào cơ sở hạt nhân Iran.

Xuất hiện video Iran ném bom trả đũa một thành phố ở Mỹ

Tranh tường Nữ thần Tự do che mặt ở Pháp khiến người dân Mỹ tranh cãi dữ dội

Bức tranh tường vẽ Nữ thần Tự do che mặt lan truyền dịp Quốc khánh Mỹ, phản đối chính sách nhập cư gây tranh cãi của ông Trump.

Tranh tường Nữ thần Tự do che mặt ở Pháp khiến người dân Mỹ tranh cãi dữ dội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar