11/07/2023 13:00 GMT+7

Vụ quốc kỳ Việt Nam tại Trường Sa biến mất: Google nói do 'ảnh vệ tinh chất lượng kém'

Trước nghi vấn xóa quốc kỳ Việt Nam tại quần đảo Trường Sa trên dịch vụ bản đồ của mình, đại diện Google đã có phản hồi với Tuổi Trẻ Online.

Bức ảnh vệ tinh với quốc kỳ Việt Nam bị nghi bôi trắng trên ứng dụng Google Maps và Google Earth - Ảnh chụp màn hình Google Maps trưa 11-7-2023

Bức ảnh vệ tinh với quốc kỳ Việt Nam bị nghi bôi trắng trên ứng dụng Google Maps và Google Earth - Ảnh chụp màn hình Google Maps trưa 11-7-2023

Sáng 11-7, trả lời Tuổi Trẻ Online về nghi vấn Google xóa hoặc làm mờ hình ảnh quốc kỳ Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, đại diện Google cho biết: "Google không làm mờ hoặc thay đổi hình ảnh vệ tinh được cung cấp bởi các đối tác thứ ba. Vấn đề liên quan đến hình ảnh đang hiển thị là do chất lượng ảnh kém”. 

Đồng thời, đại diện Google cũng khẳng định: “Chúng tôi đang tiến hành các bước cần thiết để thay thế bằng ảnh có chất lượng tốt hơn".

Trước đó, từ ngày 10-7, cộng đồng mạng Việt Nam phát hiện lá cờ Việt Nam được làm từ các mảnh gốm trên mái nhà hội trường đảo Trường Sa Lớn đã biến mất trên hai ứng dụng của Google (Google Maps và Google Earth). Vụ việc khiến đông đảo người dùng bất ngờ và đặt nghi vấn Google đã cố tình xóa hình quốc kỳ Việt Nam.

Trong khi đó, bức ảnh được chụp năm 2020 cũng trên các ứng dụng nêu trên của Google vẫn thể hiện rất rõ hình ảnh quốc kỳ gốm Việt Nam đỏ thắm trên mái nhà hội trường đảo Trường Sa Lớn.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, một số chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ hình ảnh và bản đồ số cho rằng nghi vấn của cộng đồng mạng là “có cơ sở” bởi nếu so hình ảnh chụp năm 2020 và hình ảnh do cộng đồng mạng Việt Nam mới phát hiện, có thể thấy mái nhà có hình lá quốc kỳ Việt Nam đã bị làm trắng đi "một cách bất thường".

Theo các chuyên gia, nếu là do chói nắng hoặc mây che thì vùng lóa màu do nắng hoặc vùng mây che sẽ rộng lớn hơn, chứ không chỉ riêng biệt mỗi mái nhà có lá quốc kỳ, trong khi màu ngói các mái nhà xung quanh đó vẫn hiển thị bình thường. Tất nhiên, không loại trừ các nguyên nhân kỹ thuật gây ra hình ảnh hiển thị như trên.

Theo tìm hiểu, hình ảnh bản đồ trên các dịch vụ nêu trên của Google do một bên thứ ba cung cấp. 

Google thu thập hình ảnh như thế nào?

Người dùng có thể xem được cả một bộ ảnh lớn trong Google Earth, trong đó có ảnh vệ tinh, ảnh chụp từ trên không, ảnh 3D và chế độ xem đường phố (street view).

Google cho biết các hình ảnh này được thu thập từ các nhà cung cấp và các nền tảng qua thời gian. Các ảnh hiển thị không được ghi ở thời gian thực, nên người dùng sẽ không thấy các thay đổi trực tiếp.

Đối với các ảnh vệ tinh và ảnh chụp từ trên không, những ảnh Google Earth này được máy ảnh trên vệ tinh và máy bay chụp lại, và mỗi hình ảnh được thu thập vào một ngày và giờ cụ thể.

Những hình ảnh đó có thể được sử dụng trong Google Earth dưới dạng một hình ảnh với ngày thu thập cụ thể, nhưng đôi khi được kết hợp thành một bộ ảnh được chụp trong nhiều ngày hoặc nhiều tháng.

Google nói rằng đôi khi cũng có thông tin hạn chế về bộ sưu tập ảnh hoặc thông tin ngày thu thập bị mất/không chính xác do lỗi của con người hoặc các vấn đề khác.

Nghi vấn Google xóa quốc kỳ Việt Nam tại quần đảo Trường Sa

Lá cờ Việt Nam được làm từ các mảnh gốm trên nóc nhà hội trường đảo Trường Sa Lớn đã biến mất trên hai ứng dụng của Google. Thay vào đó là một màu trắng xóa!

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Điện Kremlin chỉ trích nội dung của “tối hậu thư” ngừng bắn do châu Âu đưa ra, cho rằng cách dùng từ là không thể chấp nhận.

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Thỏa thuận thuế Mỹ - Trung đạt được tại Geneva được Trung Quốc đánh giá là bước đi tích cực, mở ra triển vọng nối lại đối thoại và giảm căng thẳng thương mại.

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Trong buổi tiếp kiến đầu tiên với báo giới, Giáo hoàng Leo XIV cũng nhắc nhở các phóng viên cần hành xử có trách nhiệm khi sử dụng AI.

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Nhắc nhở chỉ còn vài giờ trước ngày 12-5 để Nga tuân thủ lệnh ngừng bắn do châu Âu đề xuất, phía Đức cho rằng Ukraine đã nhượng bộ và giờ đến lượt Matxcơva đáp lại.

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Chiều 12-5, tại thủ đô Minsk, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus.

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz

Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất mở cửa trở lại nhà tù Alcatraz khét tiếng, khiến dư luận nhớ đến vụ vượt ngục nổi tiếng hơn 60 năm trước.

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar