10/03/2023 18:20 GMT+7

Google Maps hiển thị cả chốt kiểm tra nồng độ cồn?

Những ngày qua, nhiều người sử dụng Google Maps ngạc nhiên khi ứng dụng này xuất hiện một vị trí 'chốt kiểm tra nồng độ cồn' trên đường Phạm Văn Đồng (quận Gò Vấp, TP.HCM). Nhiều người tò mò không biết phải do cảnh sát giao thông đưa lên?

Google Maps hiển thị cả chốt kiểm tra nồng độ cồn? - Ảnh 1.

Trên ứng dụng Google Maps, một vị trí hiển thị nội dung "chốt kiểm tra nồng độ cồn" giữa đường Phạm Văn Đồng, quận Gò Vấp - Ảnh: Chụp màn hình

Thời gian gần đây, nhiều bạn đọc thông tin đến Tuổi Trẻ Online về việc trên ứng dụng chỉ đường Google Maps có hiển thị tại một vị trí trên đường Phạm Văn Đồng (phường 3, quận Gò Vấp, TP.HCM) với nội dung "chốt kiểm tra nồng độ cồn". 

Nhiều người sử dụng ứng dụng này và đi trên đường quan sát Google Maps tỏ ra khá bất ngờ và tò mò không hiểu vì sao lại hiển thị nội dung này trên Google Maps.

Có phải do cảnh sát giao thông đưa lên Google Maps?

Anh T.L.Đ.T. (30 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) cho biết thường xuyên di chuyển trên đường Phạm Văn Đồng kể cả ngày lẫn đêm. Gần đây, anh mở ứng dụng Google Maps lên thì thấy trên đường này có vị trí hiển thị nội dung "chốt kiểm tra nồng độ cồn".

"Tôi thấy khá ngạc nhiên, không biết ai đã đưa nội dung này lên Google Maps. Nếu đúng là cảnh sát giao thông đưa lên thì có phải họ công khai các chốt kiểm tra nồng độ cồn", anh T. nêu ý kiến.

Giải đáp thắc mắc này, lãnh đạo Phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC08) Công an TP.HCM cho biết tuyến đường Phạm Văn Đồng do Đội cảnh sát giao thông Hàng Xanh (thuộc Phòng PC08), đảm trách. 

Đường Phạm Văn Đồng là tuyến đường huyết mạch, có lưu lượng xe cộ di chuyển đông vào giờ cao điểm, tuyến đi qua các quận như Bình Thạnh, Gò Vấp và TP Thủ Đức.

Việc thực hiện chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn được Đội cảnh sát giao thông Hàng Xanh triển khai đồng bộ, thường xuyên trên nhiều tuyến đường, vị trí mà đội đảm trách. Chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn sẽ được triển khai kết hợp lập chốt và tuần tra kiểm soát trên đường.

Theo đó, các tổ tuần tra kiểm soát sẽ linh hoạt tuần tra, kiểm soát tại một điểm kết hợp tuần tra, kiểm soát cơ động, tập trung tại những tuyến đường, địa bàn mà đội/trạm (thuộc Phòng PC08) đảm trách.


Google Maps hiển thị cả chốt kiểm tra nồng độ cồn? - Ảnh 2.

Lực lượng cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn cố định hoặc kết hợp tuần tra, kiểm soát trên đường - Ảnh: PC08

Về việc một vị trí trên đường Phạm Văn Đồng mà ứng dụng Google Maps hiển thị cụm từ "chốt kiểm tra nồng độ cồn" không phải do Phòng PC08 thực hiện, đưa lên. Không riêng gì địa bàn Đội cảnh sát giao thông Hàng Xanh, kể cả trên các địa bàn khác do đội/trạm thuộc Phòng PC08 đảm trách cũng như vậy.

Anh Mai Hữu Hoàng Vương (27 tuổi, một người am hiểu về công nghệ) cho biết người dùng có thể vào phần chỉnh sửa, bổ sung địa điểm trên Google Maps, sau đó điền thông tin địa điểm mà mình muốn hiển thị.

Tuy nhiên, người dùng phải chứng minh được địa điểm đó có thật và phải phù hợp hay không. Sau đó, đề xuất với Google Maps và chờ để xác nhận.

Chỉnh sửa thông tin sai trên bản đồ Google

Trả lời về vụ việc, đại diện Google (sở hữu dịch vụ bản đồ Google Maps) cho biết: "Chúng tôi hiện đã nắm được thông tin và đang tiến hành khắc phục lỗi này".

Theo chia sẻ của Google, dữ liệu được hiển thị trên Google Maps đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các bên thứ ba, nguồn dữ liệu công khai và đóng góp từ người dùng. Mục đích mang lại trải nghiệm toàn diện và cập nhật nhanh chóng cho người dùng.

Theo đó, dịch vụ bản đồ Google Maps cho phép người dùng đề xuất những thông tin địa điểm mới nhằm cung cấp những thay đổi nhanh nhất cho cộng đồng (thay vì chờ có sự xác nhận của cơ quan chức năng). 

Chẳng hạn, chữ P (Parking) trên bản đồ được dùng cho địa điểm đậu xe, phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, ở nhiều nước, các điểm đậu xe thường xuyên bị thay đổi hoặc xuất hiện mới mà Google không thể cập nhật kịp thời. Khi đó, thông tin từ chính người dùng là cập nhật kịp thời tốt nhất cho cộng đồng.

Thế nhưng, ở Việt Nam lại bị người dùng làm "biến tướng" thành "chốt kiểm tra nồng độ cồn" như báo Tuổi Trẻ nhận được thông tin phản ánh của người dân.

Vụ việc được Google gọi là "một số sự cố có thể phát sinh từ một trong số các nguồn dữ liệu".

Đại diện Google cũng cho biết: "Người dùng khi phát hiện lỗi hoặc thiếu địa điểm trên Google Maps có thể sử dụng công cụ "thông báo dữ liệu hoặc thông tin sai trên Google Maps" để thông báo về sự cố với chúng tôi".

Theo đó, trên bản đồ Google Maps, tại địa điểm người dùng thấy sai hoặc không đúng với thực tế, họ có thể đề xuất chỉnh sửa hoặc loại bỏ thông tin địa điểm theo các bước: Chọn địa điểm - Đề xuất chỉnh sửa - Đóng cửa hoặc xóa bỏ. Sau đó, người dùng nhập lý do cho đề xuất của mình và gửi thông tin đến Google.

Xử lý vi phạm nồng độ cồn cuối năm: ‘Phạt 7 triệu..., lương 4-5 triệu tiền đâu lấy xe ra’

TTO - Nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở trung tâm TP.HCM viện đủ lý do với cảnh sát giao thông như: tất niên cuối năm mà, lâu lâu anh em mới nhậu một bữa, nhậu gần nhà mà... hòng xin cảnh sát giao thông bỏ qua.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sự thật về 'bản đồ mục tiêu tấn công hạt nhân' của Nga vào Mỹ

Tấm bản đồ được cho là mô tả các mục tiêu tấn công hạt nhân tiềm năng của Nga trên lãnh thổ Mỹ đang lan truyền rộng rãi trên mạng.

Sự thật về 'bản đồ mục tiêu tấn công hạt nhân' của Nga vào Mỹ

'Bí kíp lận lưng' giúp phát hiện nội dung do AI tạo ra

Nội dung do AI tạo đang tràn lan trên mạng xã hội và nhiều người tin là thật. Vậy làm sao nhận biết đâu là sản phẩm của AI?

'Bí kíp lận lưng' giúp phát hiện nội dung do AI tạo ra

Video ‘hai con sư tử đi vào công trường xây dựng’ là giả

Video hai con sư tử đi vào một công trường ở Ấn Độ gây xôn xao dư luận mạng, nhưng kiểm chứng cho thấy đó là sản phẩm do AI tạo ra.

Video ‘hai con sư tử đi vào công trường xây dựng’ là giả

Thông tin báo cáo của Harvard cho biết có 377.000 người mất tích ở Gaza là sai sự thật

Một báo cáo được cho là của Harvard cho biết có 377.000 người Gaza bị mất tích, nhưng thông tin này là sai sự thật.

Thông tin báo cáo của Harvard cho biết có 377.000 người mất tích ở Gaza là sai sự thật

Ngày càng nhiều thông tin sai, có nên tìm kiếm, hỏi AI?

Trong thời đại mà trí tuệ nhân tạo có thể trả lời mọi câu hỏi trong vài giây, nhiều người mặc định xem AI là nguồn kiến thức chính xác. Nhưng nếu thông tin đầu vào đã sai, AI liệu có thể tạo ra câu trả lời đúng?

Ngày càng nhiều thông tin sai, có nên tìm kiếm, hỏi AI?

Thêm một video giả về cảnh tàu ngầm Iran bắn tên lửa vào Israel

Ở thời điểm xung đột Iran-Israel còn căng thẳng, mạng xã hội lan truyền video cảnh tàu ngầm Iran phóng tên lửa vào lãnh thổ Israel.

Thêm một video giả về cảnh tàu ngầm Iran bắn tên lửa vào Israel
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar