21/08/2021 17:54 GMT+7

Vu Lan năm nay, bạn tôi mất mẹ

UYÊN TRINH
UYÊN TRINH

TTO - "Mẹ tao mới mất. Mới 48 tiếng mà cuộc đời bước qua một trang khác hoàn toàn". Bạn nhắn khi tôi "trách móc" vài ngày nay sao không liên hệ được với bạn.

Bạn gửi thêm những dòng bạn viết để cảm ơn và tạm biệt mẹ trong phút giây ngơ ngác và bần thần nhất cuộc đời:

Chuyến đi không sắp xếp trước nên con đón nhận và tiễn mẹ lên đường trong bỡ ngỡ, nuối tiếc, đau đớn khôn nguôi. Con chết lặng trong khoảnh khắc biết từ đây sẽ mồ côi mẹ. Bao năm qua mẹ dạy con biết kính trên nhường dưới, đùm bọc chị em. Nhưng sao mẹ chưa dạy con phải sống thế nào nếu từ đây thiếu bóng mẹ.

Tao không về được. Đau lắm. Phải nhìn mẹ qua màn hình điện thoại!

"May quá, không phải ở TP.HCM", tôi nghĩ rồi thở phào khi biết mẹ bạn mất tại quê nhà. Bởi cách đây vài tháng, mẹ bạn ở cùng bạn tại căn chung cư bạn thuê bên thành phố Thủ Đức.

Trước nỗi đau mất mẹ của người bạn bên cạnh mình, nếu thốt lên "May quá" thì thật lạ lùng! Nỗi đau mất mẹ có bao giờ là nhỏ, có bao giờ đong đếm được đâu mà lại nghĩ là "May quá". Nhưng có lẽ đó là cảm nhận của những ai đang ở TP.HCM thời điểm này.

Bạn cũng nói, mẹ bạn mất tại quê nhà là điều may mắn vì việc mai táng ở thành phố hiện nay đang quá tải. May vì mong ước của mẹ bạn là khi "nằm xuống" được nằm cạnh ông bà cuối cùng đã thực hiện được.

"Con ngồi đây, nhìn di ảnh mẹ qua màn hình điện thoại, mà không biết từ nào diễn tả được nỗi đau này", bạn viết. Chẳng biết tự khi nào, chiếc camera của điện thoại lại trở thành thứ hữu ích đến như vậy.

Nó không phải để chụp nên những tấm ảnh đẹp. Mà nó là thứ để hai mẹ con nhìn mặt nhau lần cuối trước cuộc chia tay không ngày gặp lại. Nó là thứ để con tiễn biệt mẹ trước một chuyến đi biền biệt, dài đến bất tận mà không có ngày về.

Bạn không về được bên mẹ những giây phút cuối đời. Bạn là con trai duy nhất trong gia đình, lên TP.HCM học đại học và làm việc tại đây. Để rồi bạn mắc kẹt lại chính nơi này, phải thực hiện một cuộc tiễn biệt "online" (trực tuyến) với mẹ.

TP.HCM giãn cách. Những tỉnh thành khác cũng lần lượt giãn cách. Việc trở về bên mẹ lúc lâm chung là điều không thể với bạn. Ai cũng biết đến làm việc trực tuyến, họp trực tuyến, hội thảo trực tuyến… nhưng có lẽ tiễn biệt trực tuyến (online) vẫn còn quá mới.

Nó đang diễn ra giữa những ngày này ở Sài Gòn

Trước đó vài hôm, cũng vì đại dịch COVID-19 mà dượng tôi và hai đứa em họ cũng phải tiễn biệt mẹ - bà nội qua màn hình điện thoại. Cuộc gọi Zalo video để tiễn biệt bà. Và chỉ khi nhìn thấy đầy đủ con cháu qua màn hình điện thoại, bà mới trút hơi thở cuối cùng.

Kết thúc cuộc gọi, dượng tôi vứt điện thoại. Dượng bỏ đi ra ngoài cổng, châm điếu thuốc. Một người đàn ông luôn là trụ cột vững chãi cho gia đình bao năm qua đã bật khóc trước vợ và hai đứa con gái.

Dượng là con út trong nhà. Dượng mất cha từ nhỏ. Một tay mẹ dượng nuôi mấy anh em lớn lên. Dượng luôn sống rất trách nhiệm và đầy tình yêu thương với mẹ. Trong những lần ăn cơm, tôi từng nghe dượng loáng thoáng nhắc một đứa trẻ mồ côi cha khi còn quá bé đã phải lớn lên và kiếm sống giữa Sài Gòn như thế nào.

Tháng 7 âm lịch - mùa Vu Lan năm nay, tôi phải chứng kiến 4 người đàn ông mất mẹ giữa đại dịch, trong đợt giãn cách xã hội. Những đứa con đã chẳng về được bên mẹ những giây phút cuối đời, để được nắm tay mẹ, được gục đầu vào lòng mẹ mà khóc, cầm di ảnh mẹ tiễn biệt mẹ chặng đường cuối cùng.

Mỗi người đối diện với nỗi đau một cách khác nhau, bằng nước mắt, bằng sự lặng im và bất lực. Cái bất lực của những người con Sài Gòn mùa này, như cách bạn tôi viết hai từ "đau lắm!", như cách dượng tôi vứt điện thoại và bật khóc.

Bất lực chấp nhận hiện thực. Bất lực vì không thể tận tay lo hậu sự cho mẹ. Việc cuối cùng để báo đáp công ơn cho đấng sinh thành cũng không thể thực hiện.

Tuổi nào mất mẹ cũng đau, tuổi nào xa mẹ cũng cay xé lòng. Những nỗi đau mất người thân vì COVID-19 giữa Sài Gòn. Nỗi đau mất người thân mà không về được quê nhà. Sẽ chẳng so sánh và đo đếm được nỗi đau ai lớn hơn ai. Nỗi đau nào cũng cần được yêu thương và vỗ về.

Mỗi dịp Vu Lan về là mỗi lần, ta lại nhắc nhau rằng: "Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không". Dặn mình luôn nhớ: "Tu đâu cho bằng tu nhà. Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu" để mà sống, mà tỏ lòng thành kính với cha mẹ mỗi ngày.

Đại lễ Vu Lan sẽ được tổ chức ở Bệnh viện Dã chiến số 7 tại TP.HCM

TTO - Bệnh viện dã chiến số 7 tại TP.HCM cùng với chùa Ba Vàng, chùa Thiên An sẽ là ba điểm cầu trong Đại lễ Vu Lan ba miền trực tuyến tối 21-8. Đây là lần đầu tiên Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức lễ Vu Lan ở một bệnh viện.

UYÊN TRINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Vu lan

Tin cùng chuyên mục

Văn chương Việt tìm đường ra quốc tế

Để đưa văn chương Việt ra quốc tế cần có nhiều yếu tố cộng hưởng từ các nhà xuất bản, công ty sách, dịch giả và chính bản thân tác giả.

Văn chương Việt tìm đường ra quốc tế

Dạy con không phải tìm cách để chúng sợ hãi mình

Theo TS Nguyễn Hồng Phương, nếp nhà là trái tim của gia đình, di sản từ quá khứ. Có những nếp nhà tốt đẹp cần tiếp tục giữ lại và phát triển, nhưng có những điều không còn phù hợp với thời đại thì phải can đảm thay đổi.

Dạy con không phải tìm cách để chúng sợ hãi mình

MC Minh Trang lên tiếng khi Làng Háo Hức bị phụ huynh tố nhà vệ sinh bẩn, con bị bắt nạt

MC Minh Trang - người sáng lập Làng Háo Hức - cho biết đã xin lỗi người mẹ cũng như nhờ chuyển lời xin lỗi đến bạn học sinh bị bắt nạt tại đây.

MC Minh Trang lên tiếng khi Làng Háo Hức bị phụ huynh tố nhà vệ sinh bẩn, con bị bắt nạt

Khoai Lang Thang và bữa tiệc nhớ đời ở khu ổ chuột Kenya châu Phi

Khoai Lang Thang vừa đăng clip về bữa ăn do nhóm anh tổ chức cho các em nhỏ và mọi người ở khu ổ chuột Kibera ở Kenya, châu Phi.

Khoai Lang Thang và bữa tiệc nhớ đời ở khu ổ chuột Kenya châu Phi

Trụ sở phường Sài Gòn thu hút người dân đến check-in

Bảng tên phường Sài Gòn, TP.HCM đang trở thành nơi check-in thu hút người dân và du khách.

Trụ sở phường Sài Gòn thu hút người dân đến check-in

Julian McMahon, ác nhân Doctor Doom của Fantastic Four, qua đời ở tuổi 56 vì ung thư

Nam diễn viên người Úc lịch lãm Julian McMahon, nổi tiếng qua loạt vai diễn nổi bật trong các series FBI: Most Wanted, Charmed, Nip/Tuck và hóa thân loạt phim Fantastic Four đầu những năm 2000, đã qua đời ở tuổi 56.

Julian McMahon, ác nhân Doctor Doom của Fantastic Four, qua đời ở tuổi 56 vì ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar