20/08/2021 10:14 GMT+7

Mùa Vu lan, xem lại Bông hồng cài áo

LINH ĐOAN
LINH ĐOAN

TTO - Nhân dịp lễ Vu lan, vở kịch nói kinh điển Bông hồng cài áo (nguyên tác: Hoàng Khâm, chuyển thể thoại kịch: NSND Kim Cương) sẽ được phát sóng lúc 10h ngày 20 và 21-8 trên kênh HTVC Thuần Việt.

Mùa Vu lan, xem lại Bông hồng cài áo - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Kim Cương (vai bà Tư) và nghệ sĩ Minh Hạnh (vai cô giáo Nga) trong vở Bông hồng cài áo - Ảnh chụp màn hình: Cẩm Linh

Với Bông hồng cài áo, chúng tôi muốn nhắn nhủ các bạn trẻ: Hãy yêu thương khi mẹ còn sống. Bởi mẹ già như chuối ba hương, chẳng biết rụng lúc nào.

NSND Kim Cương

Vở diễn có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ gạo cội như Bảy Nam, Kim Cương, Ngọc Giàu, Mai Lan, Trương Long, Thương Tín, Bảo Anh, Minh Hạnh, Hồng Điệp...

Cùng với Lá sầu riêng, Bông hồng cài áo là hai vở kịch tiêu biểu của Đoàn kịch nói Kim Cương đạt kỷ lục bán vé và chất lượng được đánh giá cao. Đó là vở diễn NSND Kim Cương ưu tiên dàn dựng khi Đoàn kịch nói Kim Cương được thành lập vào những năm đầu 1960.

Nghệ sĩ Kim Cương kể lại thời phong trào Thanh niên phụng sự xã hội, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã cho ra mắt quyển sách nhỏ đặt vấn đề đạo hiếu giữa con và mẹ. Quyển sách được phổ biến rất rộng rãi trong giới sinh viên.

Nghệ sĩ Kim Cương lúc đó là đệ tử của thầy, ông đã nói bà nên tìm cách phổ biến tinh thần quyển sách thật rộng rãi để những người con có thể cảm nhận.

Lúc đó, loại hình kịch nói chưa có nên nghệ sĩ Kim Cương bàn với soạn giả Hoàng Khâm thực hiện cho sân khấu cải lương trước. Đoàn cải lương Thanh Minh - Thanh Nga của bà bầu Thơ là nơi biểu diễn đầu tiên.

Khi thành lập Đoàn kịch nói Kim Cương, nghệ sĩ Kim Cương đã nghĩ ngay đến Bông hồng cài áo. Chuyển sang thoại kịch, bà giữ nguyên rất nhiều lời văn của thiền sư vì cảm nhận được sự sâu sắc, ý nghĩa có thể đánh động tâm can khán giả.

Bà Bảy Nam, mẹ nghệ sĩ Kim Cương, hồi nào giờ không đòi con gái phải tặng nhẫn hột xoàn hay vòng tay giá trị, điều bà mong muốn, khát khao nhất là được diễn. Vậy nên, trong mỗi vở kịch, Kim Cương luôn dành một vai đặc biệt cho mẹ.

Bà nhớ có lần nửa đêm mà bà Bảy Nam còn lay con gái dậy, biểu: "Má mới nghĩ ra cách diễn nhân vật điên rất đặc biệt!". Vậy là hình ảnh người mẹ hóa điên vì mất con đã được "kỳ nữ" viết riêng cho mẹ mình.

Khác với nhân vật điên quen thuộc trước đây trong các vở diễn đầu bù tóc rối, bẩn thỉu, cầm cây quơ qua quơ lại..., người mẹ điên của bà Bảy Nam rất bình tĩnh, sạch sẽ, nhìn không giống người điên "nhưng nói một lát sẽ nhận ra bị điên" (như lời nghệ sĩ Kim Cương nói).

Nhân vật người mẹ điên đó xuất hiện không nhiều nhưng qua diễn xuất tinh tế của NSND Bảy Nam đã trở thành một trong những vai diễn để đời của bà.

Bông hồng cài áo, một vở diễn dung dị nhưng chứa đựng nhiều điều ý nghĩa về tình mẹ con, tình đời, tình người. Vậy nên, từ khi ra mắt, vở đã gây được tiếng vang, diễn suốt mười mấy năm với mấy ngàn suất.

Từ Sài Gòn vở được đem đi lưu diễn khắp miền Trung. Tối đoàn diễn, sáng nghệ sĩ Kim Cương đi chợ khán giả níu áo bắt đền vì coi vở khóc sưng mắt.

Nhớ lần thiền sư Thích Nhất Hạnh về nước, bà Kim Cương đến chùa Vĩnh Nghiêm gặp thầy và vui vẻ báo rằng mỗi mùa Vu lan Ban Phật giáo đều phát trọn vở Bông hồng cài áo. Thiền sư đã nói với bà "Công đức vô lượng".

Lời thầy làm bà Kim Cương hạnh phúc rơi nước mắt và là động lực để bà tiếp tục thực hiện những vở diễn hay về người mẹ. Sau Đoàn kịch Kim Cương, Bông hồng cài áo còn được dàn dựng trên sân khấu IDECAF vào khoảng năm 2013 và trên sân khấu Hoàng Thái Thanh năm 2019.

"Khi mẹ còn sống, đôi lúc mình chủ quan, về tới nhà bữa nay không thưa mẹ thì mai thưa, bữa nay không hun thì ngày mai hun, có lúc đang bực bội lỡ xẵng giọng với mẹ. Tới khi mẹ mất, nhớ lại mới thấy ân hận, đau đớn. Có đôi lúc tôi cũng mắc phải lỗi lầm đó.

Vì vậy với Bông hồng cài áo, chúng tôi muốn nhắn nhủ các bạn trẻ: Hãy yêu thương khi mẹ còn sống. Bởi mẹ già như chuối ba hương, chẳng biết rụng lúc nào. Đừng để mình phải day dứt hoài khi mẹ không còn nữa..." - nghệ sĩ Kim Cương xúc động nói về tình mẹ trong vở diễn.

Âm nhạc cho mùa Vu lan

TTO - Mùa Vu lan năm nay, âm nhạc chắc hẳn tiếp tục là liều thuốc tinh thần, nơi những người con tìm tới nương náu, dành ra một ít phút giây nghe lại lời ca tiếng hát về tình cảm gia đình, công lao trời bể của mẹ cha.

LINH ĐOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Ngày 7-7, Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, TP Đà Nẵng) cho biết đang phối hợp với các đơn vị để xúc tiến thủ tục thăm dò, khai quật khảo cổ trong khuôn viên Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Trước việc Thái Lan tạm hoãn trao trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia tuyên bố sẽ chi toàn bộ tiền vận chuyển để đưa 20 cổ vật Khmer về nước.

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu

Tàn lửa là truyện tranh Việt Nam rất được bạn đọc trẻ tuổi chú ý trong thời gian gần đây, dù mới ra mắt 2/7 tập.

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu

Kim Tử Long sẽ dìu dắt kép trẻ Trọng Nhân trong San Hậu

Vở San Hậu sẽ gặp gỡ khán giả ngày 23-8 tại Nhà hát Trần Hữu Trang. Đặc biệt vở có tăng cường thêm nghệ sĩ Kim Tử Long.

Kim Tử Long sẽ dìu dắt kép trẻ Trọng Nhân trong San Hậu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar