08/01/2019 13:09 GMT+7

Vũ khí sát thương tự động - Kỳ 2: 30% quân đội Mỹ sẽ là robot

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Bị trúng bom trong khi khảo sát khu vực khả nghi, thi thể Gordon được đưa về Mỹ không phải trong quan tài phủ cờ Mỹ mà trong một container đựng sắt vụn. Lý do: Gordon chỉ là robot phá mìn thuộc thế hệ Talon do Hãng Foster-Miller chế tạo.

Vũ khí sát thương tự động - Kỳ 2: 30% quân đội Mỹ sẽ là robot - Ảnh 1.

Chuẩn bị robot phá mìn ở Iraq - Ảnh: Quân đội Mỹ

Trong các đơn vị phá mìn của quân đội Mỹ, Gordon là một tên tuổi huyền thoại. Gordon được điều động đến Baghdad (Iraq) ngày 25-6-2007 và đã vô hiệu hóa nhiều mìn tự tạo và vật nổ.

Một ngày nọ, Gordon rơi vào ổ phục kích, bị vướng mìn và trúng bảy viên đạn. Ba ngày sau, Gordon đã có thể trở lại mặt trận làm nhiệm vụ.

Từ robot phá mìn đến robot sát thủ

được sử dụng đại trà vào thời điểm xe quân sự Mỹ di chuyển trên đường tại Iraq và các đội tuần tra của Mỹ ở Afghanistan thường vấp phải mìn tự tạo. Mọi hoạt động quân sự phải dừng lại chờ rà phá mìn.

Lúc bấy giờ các kỹ sư Mỹ nhận ra chỉ cần áp lực từ 2,6-3,7kg/cm2 là đủ để kích nổ mìn tự tạo (áp lực từ một binh sĩ mang vũ khí lên đến 6,2kg/cm2).

Ước tính quân đội Mỹ đã triển khai tại Iraq và Afghanistan khoảng 12.000 robot quân sự, từ robot dò mìn MarcBot đến robot đa năng Talon (3.000 chiếc) và robot đa năng PackBot (2.500 chiếc).

Số lượng robot mặt đất nhiều hơn máy bay không người lái 40% (khoảng 7.000 máy bay). Tính ra cứ 16 binh sĩ có một robot phục vụ. Chỉ trong năm 2005, số lượng robot quân sự tăng đột ngột từ 150 lên 5.000 robot.

Cơ quan Các dự án nghiên cứu tiên tiến quốc phòng (DARPA) của Lầu Năm Góc chủ trương "nguy cơ nào sẽ có robot nấy". Bởi vậy có loại robot đa năng và cũng có loại robot chuyên biệt cho từng nguy hiểm.

Robot phá mìn như robot Talon thường nhỏ gọn. Robot quan sát MarcBot giá 8.000 USD, có camera nhỏ dùng để kiểm soát xe tại chốt. Nếu bị tấn công lẻ tẻ trên đường phố, các binh sĩ cũng có thể lắp chất nổ cho robot và điều khiển khai hỏa tiêu diệt đối phương.

Robot đa năng PackBot 510 đã được nâng cấp, có thể bật dậy sau khi lật, hoạt động trên địa hình mấp mô, có thể kết nối lại liên lạc vô tuyến bị hỏng và truyền hình ảnh HD.

Từ các robot đã triển khai, quân đội Mỹ đã nghiên cứu chế tạo không người điều khiển. Theo định nghĩa của Bộ Quốc phòng Mỹ, robot sát thủ tự động là hệ thống vũ khí một khi kích hoạt có thể chọn lọc và xử lý mục tiêu mà không cần người thao tác can thiệp.

Năm 2016, một tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm hai loại robot sát thủ MAARS và RVM/CART.

Robot bánh xích MAARS được trang bị súng máy M240 hoặc súng phóng lựu, camera quan sát xoay 360 độ, máy dò cử động, hệ thống báo cháy, loa phóng thanh và còi hụ, có thể làm nhiệm vụ trinh sát và tiêu diệt mục tiêu.

Đến nay, MAARS chỉ hoạt động theo cơ chế bán tự động vì cần người điều khiển quyết định có khai hỏa hay không.

Robot bánh xích RVM/CART lớn hơn MAARS, được trang bị súng máy Minigun M134 với hỏa lực từ 2.000-6.000 phát mỗi phút hoặc súng phóng lựu 40mm. Lính thủy đánh bộ có thể lắp súng laser vào robot để đánh dấu mục tiêu cho không quân không kích.

Vũ khí sát thương tự động - Kỳ 2: 30% quân đội Mỹ sẽ là robot - Ảnh 2.

Lính thủy đánh bộ Mỹ thử nghiệm robot sát thủ RVM/CART trang bị súng máy M240 - Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ

Học thuyết chiến lược bù đắp thứ ba

Tướng Robert Cole phụ trách Bộ chỉ huy huấn luyện và học thuyết (TRADOC) của lục quân Mỹ cho biết đến năm 2030-2040, đơn vị chiến đấu cấp lữ đoàn (đơn vị căn bản đủ sức chiến đấu độc lập) sẽ được tái cấu trúc từ 4.000 quân xuống còn 3.000 quân.

Do đó, DARPA đang nghiên cứu giảm quân số tiểu đội - cấp tác chiến thấp nhất và thay vào đó là robot quân sự. Dự kiến đến năm 2020 quân đội Mỹ sẽ có 30% là robot.

Phát triển robot quân sự là một thành phần của chiến lược bù đắp thứ ba của Mỹ. Chiến lược bù đắp thứ ba được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel công bố ngày 15-11-2014, tập trung khai thác các tiến bộ công nghệ như khoa học robot, hệ thống tự động hóa, dữ liệu lớn (big data).

Chiến lược thứ nhất dưới thời Tổng thống Eisenhower chủ trương phát triển vũ khí hạt nhân răn đe để đối phó Liên Xô. Chiến lược thứ hai vào cuối thập niên 1970 đầu tư cho công nghệ thông tin và tổ hợp phát hiện - tấn công chính xác để đối phó với quân số vượt trội của Liên Xô.

Theo ông Chuck Hagel, chiến lược bù đắp thứ ba nhằm tăng cường khả năng ưu việt quân sự của Mỹ trong thế kỷ 21 vì sức mạnh này đang tiêu hao, các đối thủ tiềm năng của Mỹ đang ráo riết hiện đại hóa quân đội và tăng cường năng lực quấy rối.

Nga đã khẳng định sức mạnh quân sự qua cuộc chiến ở Ukraine, còn Trung Quốc đã phát triển năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực và tấn công mạng.

Năm 2017, Mỹ bắt đầu thực hiện chiến lược bù đắp thứ ba, tập trung phát triển vũ khí siêu thanh, vũ khí định hướng năng lượng (nhất là tia laser), năng lực chiếm ưu thế dưới biển (như tàu lặn không người lái), năng lực tự động hóa sử dụng trí tuệ nhân tạo áp dụng cho nhiều hệ thống (như máy bay không người lái hoạt động theo nhóm, hệ thống robot tự động), các thiết bị chiếm ưu thế về điện từ, chiến tranh không gian mạng.

Chuyên gia Daniel Gouré, phó chủ tịch Viện nghiên cứu Lexington Institute, ghi nhận hiện nay Lầu Năm Góc đã đưa vào sử dụng một số sản phẩm trong chiến lược bù đắp thứ ba như máy bay tiêm kích - ném bom tàng hình F-35, tên lửa đánh chặn chiến thuật Aegis và Standard 3 (đã triển khai ở châu Âu), hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc.

Nhà nghiên cứu quân sự Thierry Berthier (Pháp) phân tích: "Lúc đầu Mỹ ủng hộ có con người giám sát, ra lệnh khai hỏa. Rồi họ nhận ra Trung Quốc không tuân thủ việc này nên giữa năm 2018 họ đã thay đổi quan điểm".

Vũ khí sát thương tự động - Kỳ 2: 30% quân đội Mỹ sẽ là robot - Ảnh 3.

Mô hình dự án máy bay không người lái hoạt động theo nhóm - Ảnh: Hải quân Mỹ

Máy bay không người lái hoạt động theo nhóm

Lầu Năm Góc đang nghiên cứu dự án máy bay không người lái Perdix hoạt động theo nhóm. Năm 2016, quân đội Mỹ đã thử nghiệm cho ba máy bay thả 103 máy bay con Perdix dài chỉ 16cm.

Perdix hoạt động tự động, có thể phối hợp bay theo đội hình và con người chỉ làm nhiệm vụ giám sát.

Theo thông cáo của DARPA hôm 19-11-2018, máy bay Perdix được chế tạo theo dự án Các chiến dịch hợp tác trong môi trường thù địch (CODE).

Perdix sẽ làm nhiệm vụ tình báo - giám sát - trinh sát (ISR) và tấn công theo chương trình cài đặt hoặc tình huống bất ngờ xảy ra.

Kỳ tới: Xe tăng không người lái

HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar