07/06/2023 13:37 GMT+7
Trở lại chủ đề

Vỡ đập ở Ukraine có thể gây thảm họa hạt nhân 'chậm'

Với vụ vỡ đập Nova Kakhovka ở Ukraine, có nhiều cảnh báo về nguy cơ thảm họa sinh thái và hạt nhân nếu nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị ảnh hưởng.

Vỡ đập ở Ukraine có thể gây thảm họa hạt nhân chậm - Ảnh 1.

Nước từ đập Nova Kakhovka ở khu vực Kherson (miền nam Ukraine) tràn ra các khu vực lân cận ngày 6-6 - Ảnh: AFP

Phát biểu ngày 6-6, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Trương Quân cảnh báo vụ vỡ đập Nova Kakhovka trên sông Dnieper ở vùng Kherson có thể đe dọa nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu và kêu gọi cả Nga lẫn Ukraine đảm bảo điều này không xảy ra.

"Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại rất lớn về việc con đập tại nhà máy thủy điện Kakhovka bị vỡ", Đài Russia Today dẫn lời ông Trương nói. 

Theo đại sứ Trung Quốc, hồ chứa Kakhovka là nguồn cung cấp nước làm mát chính cho nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia và việc hồ chứa bị cạn có thể khiến nhà máy không có đủ nước trong tương lai.

"Trung Quốc nhắc lại rằng trong trường hợp xảy ra thảm họa hạt nhân, không ai có thể tránh bị ảnh hưởng. Chúng tôi kêu gọi kiềm chế tối đa, tránh những lời nói và hành động có thể leo thang đối đầu và dẫn đến tính toán sai lầm, đồng thời duy trì sự an toàn và an ninh của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia", ông Trương cảnh báo.

Thảm họa hạt nhân "chậm"

Đập Nova Kakhovka bị vỡ sáng 6-6 gây ngập lụt nghiêm trọng tại hàng chục ngôi làng lân cận và buộc hơn 17.000 người phải di tản và có thể hàng chục ngàn người nữa phải rời bỏ nhà cửa. 

Cả Ukraine và Nga đều đổ lỗi cho nhau làm vỡ đập. Ukraine cho rằng Nga phá đập nhằm ngăn cản cuộc phản công của nước này, trong khi Matxcơva nói Kiev muốn cắt nguồn nước của bán đảo Crimea bị sáp nhập vào Nga năm 2014.

Trong khi đó, đối với người dân tại đây, họ đang phải đối mặt thêm với nguy cơ thảm họa trong lúc cuộc sống đã khó khăn vì chiến tranh.

Vỡ đập ở Ukraine có thể gây thảm họa hạt nhân chậm - Ảnh 2.

Một khu dân cư ở Kherson, Ukraine, bị ngập sau khi vỡ đập Nova Kakhovka ngày 6-6 - Ảnh: REUTERS

Báo Guardian dẫn lời các nhà phân tích cho rằng trong trường hợp xấu nhất, vụ vỡ đập có thể gây nguy hiểm lâu dài cho nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia

Nếu không có đủ nguồn nước trong tương lai, nhà máy này sẽ không thể làm mát hệ thống, vận hành các máy phát điện và từ đó có thể làm rò rỉ hạt nhân.

Bình luận trên Twitter, ông Edwin Lyman, chuyên gia an toàn hạt nhân tại liên minh các nhà khoa học có liên quan, gọi tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia là một "thảm họa chậm". "Chúng ta sẽ thấy tác động đối với nhà máy theo thời gian. Có một khoảng thời gian để giải quyết vấn đề này, nhưng nó không phải là vô hạn", ông Lyman nói.

Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) nói rằng nhà máy Zaporizhzhia hiện không gặp nguy hiểm vì các hồ chứa nước làm mát của nhà máy đang đầy và đủ đáp ứng trong vài tháng tới. Theo Hiệp hội Hạt nhân Mỹ, nhà máy này cũng có máy bơm để lấy nước từ các nguồn thay thế. Ngoài ra, nhà máy Zaporizhzhia không còn hoạt động trong vài tháng qua nên sẽ cần ít nước làm mát hơn. 

Nhưng chiến sự kéo dài từ đầu năm ngoái đến nay đã gây thiệt hại nặng nề cho hạ tầng và nguồn nước của Ukraine. Vụ vỡ đập Nova Kakhovka khiến nhà máy Zaporizhzhia lại mất thêm một lớp bảo vệ an toàn.

Thảm họa sinh thái

Cựu bộ trưởng sinh thái Ukraine, ông Ostap Semerak, cho rằng bên cạnh mối đe dọa về hạt nhân, vụ vỡ đập có thể gây ra những hiểm họa tiềm tàng khác. 

Cụ thể, ông này nói rằng khi nước lũ nhấn chìm các thành phố, trạm xăng và trang trại, cuốn theo các hóa chất nông nghiệp và sản phẩm hóa dầu chảy vào biển Đen.

"Điều này sẽ có tác động đến Romania, Georgia, Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria. Nó sẽ có hại cho tất cả khu vực", ông Semerak nói trên báo Guardian khi cảnh báo "đây có thể là thảm họa tồi tệ nhất ở Ukraine kể từ Chernobyl năm 1986".

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết 150 tấn dầu nhờn công nghiệp đã bị cuốn trôi khi phòng chứa động cơ tại nhà máy thủy điện Kakhovka chìm trong nước.

Bà Olena Kravchenko, giám đốc của tổ chức phi chính phủ về Luật Môi trường nhân dân Ukraine, nói rằng đập Nova Kakhovka bị vỡ có nguy cơ gây ra "hậu quả môi trường chưa từng có" đối với các khu vực hạ lưu, cửa sông Dnieper và các hệ sinh thái ở khu vực ven biển Đen.

Khi dòng sông bị ô nhiễm, một số thành phố, bao gồm cả Kherson, có thể thiếu nước và những vùng đất nông nghiệp không đủ nước tưới tiêu, ảnh hưởng đến mùa màng.

Liên Hiệp Quốc cảnh báo hậu quả vụ vỡ đập Nova Kakhovka là thảm kịch

Trong khi Nga và Ukraine cáo buộc qua lại, Liên Hiệp Quốc cảnh báo hậu quả vụ vỡ đập Nova Kakhovka là một thảm kịch với cả hai phía.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Ông Elon Musk cáo buộc Nam Phi cấm mạng Internet của Starlink phủ sóng vì ông “không phải người da đen”, trong khi cơ quan địa phương khẳng định chưa từng nhận hồ sơ xin cấp phép của SpaceX.

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Du lịch Nhật Bản lao đao vì lời 'tiên tri' động đất tháng 7

Lời 'tiên tri' trong bộ truyện tranh xuất bản từ năm 1999 về trận động đất sẽ xảy ra vào tháng 7 năm nay đang khiến lượng khách du lịch đến Nhật Bản sụt giảm mạnh.

Du lịch Nhật Bản lao đao vì lời 'tiên tri' động đất tháng 7

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Một video ghi lại cảnh con trăn khổng lồ bơi trong sông Amazon đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội khắp các quốc gia - nhưng thực tế video này được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Mỹ yêu cầu phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại Bộ Quốc phòng

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa ban hành quy định mới, yêu cầu các phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại các tòa nhà thuộc Bộ Quốc phòng, nhằm tăng cường bảo mật thông tin.

Mỹ yêu cầu phóng viên phải có người hộ tống khi tác nghiệp tại Bộ Quốc phòng

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Theo thỏa thuận, Boeing sẽ nộp phạt 1,1 tỉ USD để đổi lấy việc DOJ hủy bỏ cáo buộc hình sự đối với hãng.

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào

Truyền thông Trung Quốc phản ứng mạnh sau lệnh cấm tuyển sinh quốc tế với Harvard, khi sinh viên Trung Quốc là nhóm du học sinh đông nhất tại trường này.

Truyền thông Trung Quốc: Harvard và Trung Quốc đang chung chiến hào
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar