06/06/2023 16:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đập Nova Kakhovka đóng vai trò quan trọng ra sao?

Đập Nova Kakhovka ở Kherson có vai trò quan trọng chiến lược ở miền nam Ukraine. Hiện cả Ukraine và Nga đều đang đổ lỗi cho nhau về việc gây ra vụ vỡ đập sáng 6-6.

Đập Nova Kakhovka đóng vai trò quan trọng ra sao? - Ảnh 1.

Nước tràn qua khu vực bị vỡ của đập Nova Kakhovka - Ảnh: AP

Vào đầu giờ ngày 6-6 (giờ địa phương), cảnh quay bắt đầu xuất hiện cảnh nước tràn ra từ đập Nova Kakhovka.  

Tại sao đập Nova Kakhovka lại quan trọng?

Theo báo Guardian, đập Nova Kakhovka, cao 30m và dài 3.273m, cách thành phố Kherson khoảng 30km về phía đông.

Con đập bắc qua sông Dnipro của Ukraine, giữ lại một hồ chứa nước khổng lồ. Nó được xây dựng vào năm 1956 như một phần của Nhà máy thủy điện Kakhovka.

VIDEO: Con đập Nova Kakhovka đang bị vỡ - Nguồn: GUARDIAN

Hồ của con đập chứa khoảng 18km3 nước, tương đương với thể tích của hồ Muối Lớn ở Utah (Mỹ). Việc phá vỡ con đập có thể gây ra tình trạng ngập lụt ở các khu định cư bên dưới đập, bao gồm cả Kherson, nơi mà lực lượng Ukraine đã tái chiếm vào cuối năm 2022.

Ngay sau khi con đập bị nổ tung, người đứng đầu vùng Kherson đã kêu gọi người dân sơ tán khỏi khu vực và cảnh báo rằng "nước sẽ đạt mức nguy hiểm trong 5 giờ nữa".

Đập Nova Kakhovka đóng vai trò quan trọng ra sao? - Ảnh 3.

Đập Nova hồi tháng 2-2023 - Ảnh: EPA

Nước từ hồ chứa cung cấp cho khu vực phía nam bán đảo Crimea cũng như Nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia (lớn nhất châu Âu) nằm ở phía bắc.

Đập Nova Kakhovka cũng giúp cung cấp năng lượng cho Nhà máy thủy điện Kakhovka. Việc phá hủy con đập sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề năng lượng của Ukraine.

Nó cũng có khả năng phá hủy hệ thống kênh đào tưới tiêu cho phần lớn miền nam Ukraine, bao gồm cả bán đảo Crimea mà Nga sáp nhập vào năm 2014. 

Đập Nova Kakhovka từng bị đe dọa trước đây

Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine (tháng 2-2022), đập Nova Kakhovka đã được coi là mục tiêu tiềm năng, vì cả tầm quan trọng chiến lược của nó cũng như thiệt hại nếu nó bị phá hủy. Con đập đã bị Nga kiểm soát từ tháng 2-2022.

Đập Nova Kakhovka đóng vai trò quan trọng ra sao? - Ảnh 4.

Đập Nova Kakhovka hôm 5-6 - Ảnh: MAXAR

Vào tháng 10-2022, khi Ukraine đang trong quá trình giành lại phần lớn Kherson bị phía Nga kiểm soát, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy kêu gọi phương Tây cảnh báo Nga không được cho nổ đập.

Ông cảnh báo đập sẽ làm ngập lụt một khu vực rộng lớn ở miền nam Ukraine. Vào thời điểm đó, ông Zelensky tuyên bố rằng các lực lượng Nga đã đặt chất nổ bên trong con đập.

Ông Zelenskiy cho biết "việc phá hủy con đập đồng nghĩa với một thảm họa quy mô lớn" và so sánh hành động đó với việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Tình báo quân đội Ukraine cho biết “quy mô của thảm họa sinh thái sẽ vượt xa biên giới Ukraine và ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực Biển Đen”.

Sau khi Ukraine chiếm lại Kherson vào tháng 11- 2022, những hình ảnh về một số thiệt hại đáng kể cho con đập đã xuất hiện. Nga cáo buộc Ukraine nã pháo vào con đập trong chiến dịch tái chiếm Kherson. 

Điều gì đã xảy ra trong năm 2023?

Vào tháng 5-2023, cư dân ở một ngôi làng gần đó báo cáo lũ lụt đang diễn ra, và họ đổ lỗi cho việc chiếm đóng Nova Kakhovka của Nga.

Trao đổi với Hãng tin Reuters, người dân địa phương cho biết mực nước bắt đầu dâng cao từ tháng 4, có lúc lên tới 30cm/ngày và vẫn tiếp tục dâng cao kể từ đó.

Đập Nova Kakhovka đóng vai trò quan trọng ra sao? - Ảnh 5.

Hình ảnh hồi tháng 11-2022 cho thấy đập Nova Kakhovka bị đe dọa - Ảnh: MAXAR

Các quan chức Ukraine cho biết mực nước của sông Dnipro dâng cao, "do đó các khu định cư ở vùng Zaporizhzhia bị ngập lụt, có liên quan đến việc Nga chiếm đóng đập Kakhovka".

Nhưng họ nói thêm rằng họ không thể nói chính xác lực lượng Nga đang làm gì ở con đập vì chính họ cũng không có quyền tiếp cận.

Một quan chức năng lượng của Nga cho biết vào tháng 5 vừa qua rằng con đập có nguy cơ bị tràn ngập bởi mực nước cao kỷ lục.

Sông băng ở Himalaya vỡ xuống đập thủy điện, khoảng 150 người nghi thiệt mạng

TTO - Khoảng 150 người hiện bị mất liên lạc, nhiều khả năng đã thiệt mạng ở miền bắc Ấn Độ sau khi một tảng băng lớn ở Himalaya vỡ, gây vỡ đập thủy điện vào sáng sớm ngày 7-2.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức thế giới 4-7: Mỹ thông qua siêu luật Vĩ đại hoàn mỹ; Nga công nhận chính phủ Afghanistan

Siêu luật Vĩ đại hoàn mỹ được thông qua; Kết quả điện đàm lần 6 giữa hai ông Trump - Putin; Nga công nhận chính phủ Afghanistan; Ông Trump sắp công bố thuế mới cho các nước chưa đạt thỏa thuận thương mại... là một số tin tức thế giới sáng 4-7.

Tin tức thế giới 4-7: Mỹ thông qua siêu luật Vĩ đại hoàn mỹ; Nga công nhận chính phủ Afghanistan

Thái Lan nói tình hình biên giới với Campuchia đang hạ nhiệt, ông Hun Sen lên tiếng

Quan chức Thái Lan cho biết tình hình biên giới với Campuchia đang bắt đầu lắng dịu và hy vọng Phnom Penh sẽ rút quân khỏi biên giới, quay lại đàm phán.

Thái Lan nói tình hình biên giới với Campuchia đang hạ nhiệt, ông Hun Sen lên tiếng

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Chỉ trong chưa đầy hai tuần, đảo Akuseki thuộc chuỗi đảo Tokara của Nhật Bản đã hứng chịu hơn 1.000 trận động đất, trong đó có những trận mạnh 5,5 độ.

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện phát biểu nhiều giờ liên tục để trì hoãn việc bỏ phiếu dự luật chi tiêu mà ông Trump đã đặt ra hạn chót là trước ngày 4-7.

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Nỗ lực cứu hộ trong ngày gặp nhiều khó khăn và đã phải tạm dừng dù vẫn còn 30 người mất tích sau vụ chìm phà gần hòn đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia.

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Đây là hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự sau khi Việt Nam trở thành nước đối tác thứ 10 của nhóm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar