19/03/2024 19:36 GMT+7

VNPT đấu giá thành công quyền sử dụng băng tần 3.700 - 3.800 MHz

Sau Viettel, VNPT là nhà mạng thứ hai tại Việt Nam đấu giá thành công băng tần được quy hoạch để phát triển 5G.

Tập đoàn VNPT đã giành quyền sử dụng băng tần 3.700 - 3.800 MHz để phát triển mạng 5G - Ảnh: MAI HỒNG

Tập đoàn VNPT đã giành quyền sử dụng băng tần 3.700 - 3.800 MHz để phát triển mạng 5G - Ảnh: MAI HỒNG

Chiều 19-3, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) thông báo đã chính thức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số với khối băng tần C2 (3.700 - 3.800 MHz) phục vụ cho chiến lược phát triển mạng 5G trên cả nước trong thời gian tới.

Việc trúng đấu giá khối băng tần C2 cho phép VNPT nhiều lựa chọn thiết bị mạng, chi phí triển khai mạng 5G hợp lý, đáp ứng chiến lược triển khai mạng 5G (Vinaphone) tốc độ cao tại Việt Nam.

Cùng với dải băng tần 3.700 - 3.800 MHz, VNPT cũng đang sở hữu dải băng tần 1.800 MHz, đây sẽ là lợi thế lớn trong việc thúc đẩy mạng 5G trong thời gian tới, đồng thời tạo tiền đề cho việc phát triển mạng 6G trong tương lai.

Đại diện Tập đoàn VNPT cho biết đấu giá băng tần là bước đầu theo quy định của Nhà nước về việc triển khai 5G tại Việt Nam. Sau khi trúng đấu giá băng tần 3.700 - 3.800 MHz, VNPT sẽ tích cực chuẩn bị để có thể sớm triển khai thương mại hóa 5G thành công.

Đại diện VNPT cho biết thêm để tăng cường hiệu quả triển khai 5G, VNPT sẽ triển khai mô hình hợp tác chia sẻ hạ tầng với nhà mạng trúng băng tần 3.800 - 3.900 MHz trong lần đấu giá lại sắp tới. 

Việc hợp tác này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực của các nhà mạng mà còn đem lại cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất với dịch vụ 5G.

Trước đó, nhà mạng Viettel đã đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần 2.500 - 2.600 MHz.

Băng tần 3.700 - 3.800 MHz thuận lợi phát triển 5G

Băng tần 3.700 - 3.800 MHz là dải băng tần tầm trung đang được nhiều nhà mạng lớn trên thế giới tìm kiếm và sử dụng nhờ lợi thế về băng thông lớn, tốc độ mạnh, độ trễ thấp cùng chi phí đầu tư hiệu quả, đáp ứng được các mạng lưới 5G tiên tiến nhất hiện nay.

Sớm cấp phép băng tần 2.6 GHz, mở nút thắt cho 4G

TTO - Các nhà mạng khẳng định tần số 2.6 GHz trở thành tài nguyên quan trọng nhất hiện nay để đảm bảo chất lượng mạng 4G thực sự vượt trội so với 3G, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố có mật độ tập trung thuê bao 4G lớn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tìm chìa khóa giúp Việt Nam dẫn dắt ngành thiết bị bay không người lái

Công nghiệp thiết bị bay không người lái đang tăng trưởng mạnh mẽ toàn cầu, mở ra nhiều vấn đề liên quan mà Việt Nam không thể ngoài cuộc.

Tìm chìa khóa giúp Việt Nam dẫn dắt ngành thiết bị bay không người lái

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ đề xuất xây dựng công viên tượng đài các nhà khoa học

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, những nhà khoa học công nghệ có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước, của nhân loại phải được tôn vinh muôn đời.

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ đề xuất xây dựng công viên tượng đài các nhà khoa học

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định trang fanpage có tên "Kênh việc làm EVN" với 6.000 lượt tài khoản theo dõi là giả mạo và sử dụng trái phép thương hiệu EVN.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Trang tuyển sinh đầu cấp quá tải, TP.HCM bổ sung địa chỉ dự phòng

Nếu không vô được trang tuyển sinh đầu cấp: tuyensinhdaucap.hcm.edu.vn; phụ huynh có thể sử dụng trang dự phòng: tuyensinhdaucap2025.hcm.edu.vn.

Trang tuyển sinh đầu cấp quá tải, TP.HCM bổ sung địa chỉ dự phòng

Thực hư việc robot hút bụi làm lộ hình ảnh riêng tư của người dùng

Sự cố rò rỉ hình ảnh từ robot hút bụi Roomba đang làm dấy lên các cuộc tranh luận về quyền riêng tư và cách các thiết bị gia dụng thông minh thu thập, xử lý dữ liệu người dùng.

Thực hư việc robot hút bụi làm lộ hình ảnh riêng tư của người dùng

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?

Cuộc đua phát triển robot hình người đang diễn ra sôi động, với Trung Quốc dẫn đầu, nhằm giải quyết vấn đề suy giảm dân số và tăng năng suất lao động, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho thị trường việc làm toàn cầu.

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar