15/02/2020 11:56 GMT+7
Trở lại chủ đề

Virus corona chủng mới trông ra sao dưới kính hiển vi?

MINH KHÔI
MINH KHÔI

TTO - Hãy cùng xem hình ảnh virus corona chủng mới dưới kính hiển vi do Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ công bố.

Virus corona chủng mới trông ra sao dưới kính hiển vi? - Ảnh 1.

Virus corona chủng mới (màu vàng) nổi lên trên tế bào (màu hồng và xanh) dưới kính hiển vi điện tử quét (SEM) - Ảnh: NIAID

Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIAID) là một trong 27 viện và trung tâm của Viện Y tế quốc gia - cơ quan của Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ.

Nhiệm vụ của NIAID là tiến hành nghiên cứu cơ bản và ứng dụng để hiểu rõ hơn, điều trị và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, và dị ứng.

Theo Đài phát thanh quốc gia (NPR) ở Mỹ, Emmie de Wit, trưởng đơn vị sinh lý bệnh học của NIAID đã cung cấp các mẫu virus và chuyên gia kính hiển vi Elizabeth Fischer cung cấp hình ảnh.

Các bức ảnh đã được phòng thí nghiệm tô màu kỹ thuật số.

Virus corona chủng mới trông ra sao dưới kính hiển vi? - Ảnh 2.

Virus corona chủng mới (màu vàng) được phân lập từ một bệnh nhân ở Mỹ, nổi lên trên tế bào (màu xám) dưới lăng kính hiển vi điện tử quét SEM - Ảnh: NIAID

Virus corona chủng mới trông ra sao dưới kính hiển vi? - Ảnh 3.

Trong bức ảnh này virus corona chủng mới có màu cam - Ảnh: NIAID

NIAID lưu ý rằng ảnh của virus corona chủng mới trông khá giống với virus corona MERS-CoV (gây nên hội chứng hô hấp Trung Đông, bùng phát năm 2012) và virus SARS-CoV (gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng, xuất hiện năm 2002).

"Không có gì đáng ngạc nhiên: những cái gai trên bề mặt chủng virus này là lý do chúng được đặt tên là chủng corona, trong tiếng Latin có nghĩa là "crown" (vương miện)", NIAID giải thích.

Hôm thứ 3, ngày 11-2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đặt tên cho dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra là COVID-19.

Virus corona chủng mới trông ra sao dưới kính hiển vi? - Ảnh 4.

Hình ảnh virus corona chủng mới dưới kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM) - Ảnh: NIAID

Tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc cũng vừa thay đổi cách xác định các trường hợp nhiễm virus, dẫn đến số ca nhiễm tăng vọt.

Cụ thể, bao gồm cả những "ca lâm sàng", tức bệnh nhân chỉ cần có triệu chứng ho hay khó thở nhưng chưa xét nghiệm hay chưa có kết quả âm tính với virus cũng được tính là một ca nhiễm.

Sự tăng vọt số ca nhiễm có thể làm phức tạp các nỗ lực theo dõi tiến triển dịch bệnh ở Trung Quốc.

Tính đến sáng 15-2, thế giới đã ghi nhận ít nhất 67.100 ca nhiễm dịch bệnh COVID-19 và 1.526 ca tử vong, bao gồm 1.523 người chết ở Trung Quốc đại lục.

WHO điều tra dịch bệnh do virus corona ở Trung Quốc

TTO - Phái đoàn chuyên gia quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ bắt đầu điều tra về dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra (COVID-2019) vào cuối tuần này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar