09/05/2021 10:14 GMT+7

Vinh danh nhà nông

TTO - Chuyện cà phê của nông dân Đà Lạt đoạt giải rồi được chế biến để bán tại Nhật Bản và nhiều nơi trên thế giới với bao bì có in quốc kỳ Việt Nam cùng tên nông hộ trồng cà phê đoạt giải được quan tâm những ngày qua.

Được vinh danh luôn là vinh dự với nhiều người, đặc biệt là nông dân vốn chẳng được mấy khi nhắc đến dù họ làm ra bao sản phẩm nuôi sống con người.

Cuộc thi do Tập đoàn UCC Nhật Bản tổ chức trên toàn cầu, nhằm tìm kiếm và hỗ trợ nông dân sản xuất cà phê đặc sản chất lượng cao. Khi đoạt giải, nông dân Việt Nam được đứng chung với nông dân của nhiều nước hàng đầu về cà phê để tự giới thiệu "tôi đến từ Việt Nam".

Chị Lê Thị Chung, nhận giải nhất của năm nay, nói: "Mình càng tự tin vào cách mình đang làm và đã theo đuổi. Nhiều người muốn mình tập trung cho sản lượng, nhưng mình chỉ muốn làm để có chất lượng tốt nhất mà mình hiểu. Và mình đã có thành quả thật bất ngờ".

Chuyện vinh danh nông dân đã từng được người Nhật thực hiện. Năm 2014, khi những nông dân làng Kawakami (Nagano, Nhật Bản) đến Việt Nam để cùng trồng xà lách Mỹ với nông dân Đà Lạt, ông Sengoku Yoshito (khi đó là phó chủ tịch Đảng Dân chủ, nguyên phó chánh Văn phòng Nội các Chính phủ Nhật Bản) nói "nông dân của chúng tôi phải có danh phận dù ở bất kỳ nơi đâu. Sự nghiệp làm nông trông chờ cả vào họ".

Bao lâu nay, chúng ta nói nhiều về nông nghiệp, đầu ra cho nông sản, những doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nghìn tỉ, về liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. Gần đây nhất, ngành nông nghiệp hay nói về chuỗi giá trị. 

Nhưng ngẫm lại mới thấy người nông dân gần như vô danh trong chuỗi giá trị nông nghiệp. Họ - không tên tuổi trên những hạt lúa đã ra toàn cầu. 

Họ - biệt tăm trên những gói rau củ quả được bày biện đẹp trên những quầy hàng siêu thị. Thậm chí ở giữa chợ nhỏ lao xao, nông dân cũng vô hình. Họ là ai trong khi nông sản là kết tinh mồ hôi công sức, giá trị điền sản của họ?

Không giá trị tưởng thưởng, ai có thể làm tốt phần việc của mình? Ai sẽ phấn đấu vì chè, gạo ngon, rau sạch, cà phê hảo hạng?… Sẽ không ai hết, sự vô danh sẽ đẩy nông dân trôi dạt đến những giá trị khác có khi là phù phiếm. 

Điều ấy đã và đang xảy ra, nhất là khi việc bán một lô đất nông nghiệp tiên tổ để lại thu về số tiền bằng lợi nhuận tích cóp từ nhiều đời làm nông. Nghèo, không danh phận sẽ làm cuộc đời nông dân khó khăn, kéo theo những hệ lụy không thể cứu vãn cho ngành nông nghiệp.

Đã đến lúc ngành nông nghiệp phải trao cho nông dân, những người nắm giá trị cốt lõi của nông nghiệp, một danh phận. 

Đó không chỉ là tên, hình ảnh... mà phải làm thế nào để sản phẩm của họ không bị rẻ rúng trên thị trường. 

Nông dân không trở thành những "công nhân" đang gia công trên những "công xưởng" ruộng đồng. Nông nghiệp Việt Nam phải đạt được những giá trị tương xứng với tài nguyên vàng của quốc gia.

Quốc kỳ Việt Nam in trên bao bì cà phê Đà Lạt bán tại Nhật

TTO - Cà phê của nông dân Đà Lạt đoạt giải tại Cuộc thi tuyển chọn chất lượng cà phê Việt Nam 2021 được chế biến để bán đi khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, trên bao bì có in quốc kỳ Việt Nam cùng tên nông hộ trồng cà phê đoạt giải.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có cần thiết xây dựng một chế độ khuyến sinh hay không? Câu trả lời là có và càng sớm càng tốt.

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Từ cựu thù ở hai chiến tuyến, hai nước đã trở thành bạn, đối tác toàn diện, rồi đối tác chiến lược toàn diện.

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar