22/05/2021 15:48 GMT+7

Vĩnh biệt kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện - tên tuổi lớn của làng kiến trúc Việt Nam

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện - một tên tuổi lớn trong giới kiến trúc, người đóng góp vào các công trình quan trọng như Bảo tàng Hồ Chí Minh, nghĩa trang A1 Điện Biên Phủ, nghĩa trang Hàng Dương, đền thờ Bác Hồ trên đỉnh Ba Vì… vừa qua đời.

Vĩnh biệt kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện - tên tuổi lớn của làng kiến trúc Việt Nam - Ảnh 1.

KTS Nguyễn Trực Luyện - Ảnh: Tạp chí Kiến trúc

Các thế hệ kiến trúc sư nhớ đến ông như người đã có đóng góp lớn trong việc tổ chức, tập hợp, gắn kết các thế hệ kiến trúc sư vào trong tổ chức hội, giúp định hướng kiến trúc Việt Nam trong một giai đoạn chuyển đổi của đất nước tới ngày nay. Tôi chưa thấy một chủ tịch hội nào làm được nhiều như ông, một người đáng kính trọng

GS.TS-KTS HOÀNG ĐẠO KÍNH

Tin từ Hội Kiến trúc sư Việt Nam và gia đình cho biết ông qua đời vì tuổi cao sức yếu vào chiều 21-5, hưởng thọ 86 tuổi.

"Đó là một kiến trúc sư đứng đắn, ngay thẳng, mẫu mực, đặc biệt luôn có tinh thần phản biện sắc sảo và đầy trách nhiệm trong lĩnh vực chuyên môn", GS.TS-KTS Hoàng Đạo Kính nói về đồng nghiệp, bậc đàn anh thân tín mà ông rất mực kính trọng.

Là con nhà nòi (con trai của kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện - thế hệ kiến trúc sư đầu tiên của nước ta, được đào tạo từ Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương), kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện tuy không có nhiều cơ hội cống hiến nhiều hơn cho kiến trúc của nước nhà như sinh thời ông từng bày tỏ nuối tiếc bởi hoàn cảnh đất nước thời chiến tranh và hậu chiến khó khăn, nhưng các đồng nghiệp và nhiều thế hệ kiến trúc sư Việt Nam đều bày tỏ lòng kính trọng với tài năng và cống hiến của ông cho kiến trúc nước nhà.

Ông cũng để lại một sự nghiệp kiến trúc đáng nể, tham gia thiết kế nhiều công trình quan trọng của đất nước những năm 1960-1980.

Kể từ công trình lớn đầu tiên là thiết kế cải tạo khách sạn Dân Chủ (góc phố Tràng Tiền - Nguyễn Khắc Cần ngày nay), kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện đã thiết kế khách sạn Thái Nguyên, khu Ngoại giao đoàn (Vạn Phúc - Ba Đình) và đóng góp sức mình cho những công trình quan trọng như Bảo tàng Hồ Chí Minh, tôn tạo nghĩa trang A1 Điện Biên Phủ, tôn tạo nghĩa trang Hàng Dương - Côn Đảo, xây đền thờ Bác Hồ trên đỉnh Ba Vì…

Theo đánh giá của giới chuyên môn, những công trình ấy đều có tiếng nói riêng theo xu hướng kiến trúc nhiệt đới, thân thiện với thiên nhiên và giàu tính nhân văn.

Vĩnh biệt kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện - tên tuổi lớn của làng kiến trúc Việt Nam - Ảnh 3.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt làm việc với Hội đồng tư vấn kiến trúc - quy hoạch do KTS Nguyễn Trực Luyện làm chủ tịch - Ảnh tư liệu

Nhưng công lao lớn nhất của kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện với ngành kiến trúc Việt Nam, theo GS Kính, chính là ông đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng mái nhà chung của giới kiến trúc sư Việt Nam - Hội Kiến trúc sư Việt Nam - trong hơn 20 năm làm công tác hội, từ chức vụ tổng thư ký hội tới chủ tịch hội, bắt đầu từ năm 1983 đến khi ông nghỉ hưu vào năm 2005.

Trong hơn hai thập kỷ ấy, ông đã bền bỉ đặt nền tảng cho mô hình hoạt động của một tổ chức xã hội nghề nghiệp của giới kiến trúc sư.

Theo ông Kính, kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện rất nghiêm túc trong nghề nghiệp và đáng quý hơn cả là có ý thức trách nhiệm cộng đồng rất lớn, mang tinh thần phản biện xã hội quyết liệt, bảo vệ những tư tưởng kiến trúc hiện đại, mới của kiến trúc.

Với chủ trương tăng cường tiếng nói phản biện của giới kiến trúc, kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện tham gia làm đại biểu Quốc hội các khóa VII, VIII; chủ tịch Hội đồng tư vấn kiến trúc của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Trong thời gian này, ông đã cùng giới kiến trúc sư lên tiếng mạnh mẽ, tác động không nhỏ tới dư luận xã hội với những công trình tòa nhà khách sạn Hà Nội Vàng, tòa nhà "Hàm cá mập", trụ sở Bộ Tài chính…

Những năm cuối đời ông vẫn tiếp tục góp tiếng nói của mình trong những vấn đề kiến trúc, quy hoạch lớn của đất nước, đặc biệt  thủ đô Hà Nội và có công lớn trong việc ươm mầm những thế hệ kiến trúc sư tài năng trẻ.

Kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện sinh ngày 15-10-1935 tại Hà Nội.

Ông là tổng thư ký Hội Kiến trúc sư Việt Nam khóa III, khóa IV; chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam khóa V, khóa VI, đại biểu Quốc hội khóa IX, khóa X.

Tang lễ kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện được tổ chức vào ngày 25-5 tại nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ viếng tổ chức từ 11h15 đến 12h15. Lễ truy điệu từ 12h15 đến 12h30.

Lễ an táng cùng ngày tại công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng, TP Hà Nội.

Hội Kiến trúc sư Việt Nam gửi kiến nghị giữ lại Cung thiếu nhi Hà Nội

TTO - Hội Kiến trúc sư Việt Nam vừa gửi văn bản lên Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội đề nghị bảo tồn Cung thiếu nhi, sau khi Hà Nội khởi công xây dựng cung thiếu nhi mới mà không đề cập công khai về số phận của cung hiện tại.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar