03/02/2015 10:05 GMT+7

​Viết thư cho Đảng

PHẠM VŨ
PHẠM VŨ

TT - "Tôi nay cũng là một người dân, đang chờ đợi để chứng kiến nghị quyết trở thành hiện thực”.

Ông Ngô Văn Sửu: “Tôi viết nên những bức xúc, mong muốn của người dân là để thể hiện lòng biết ơn Đảng của mình” - Ảnh: Nam Trần

“Tôi viết cho ngày thành lập Ðảng, cho ngày mình đứng trong hàng ngũ của Ðảng, cho lòng biết ơn Ðảng và trên tinh thần nhìn vào sự thật của một đảng viên hơn 50 tuổi Ðảng” - ông Ngô Văn Sửu, nguyên chánh văn phòng Ban kiểm tra Trung ương Ðảng, chỉ vào những tập “Thư ngỏ” mà ông đã viết liên tục mấy năm nay mỗi khi xuân đến.

Tâm sự với Đảng

Trên những tập thư được đóng bìa cẩn thận, tâm huyết của người đảng viên già trào ra ngay từ dòng đầu tiên xác định chủ đề: Năm 2015: Mừng Ðảng thượng, thượng thọ - Góp ý việc lựa chọn nhân sự cho Ðại hội Ðảng XII; Năm 2014: Tụt hậu, mục tiêu cần vượt qua...

Mỉm cười, ông Sửu giải thích: “Người xưa nói ngũ thập tri thiên mệnh, tôi đã gần 80 tuổi đời, 55 tuổi Ðảng mới nghiền ngẫm lịch sử Ðảng, kể ra đã muộn. Muộn nhưng yên tâm với cái nhìn của mình, tin rằng mình đã có đủ khách quan để nhìn thấy và hiểu được sự thật”.

Không kiềm chế lời lẽ để viết nên niềm tự hào về những thành quả của Ðảng có một phần đóng góp của mình: lãnh đạo nhân dân giành độc lập, thống nhất đất nước, nỗ lực cho một cuộc sống đổi mới và nâng cao vị thế trên bản đồ quốc tế, nhưng phần lớn hơn trong các bản biên soạn, suốt mấy mươi trang giấy, ông lại dành để nhắc lại, phân tích những sai lầm, vấp váp mà Ðảng đã mắc phải.

“Tôi muốn nêu những bài học cho quãng đường đời tiếp theo của Ðảng tiến tới đại thọ và trường thọ... Phải thức lâu mới biết đêm dài, khổ đau nhiều mới yêu thương lắm, đi nhiều nơi, biết lắm điều mới thấy rõ thực hư”, ông viết cho Ðảng như nói chuyện với một con người có tuổi tác, có hành động, có sự nghiệp, có yêu thương thật sự.

“Cuộc đời tôi không có Ðảng thì không được như bây giờ, cũng đã được chứng kiến những đổi thay rõ ràng nhất của 30 năm đổi mới”, ông Sửu tiếp tục với mạch suy nghĩ của mình.

Những năm sau ngày đất nước thống nhất, ông Ngô Văn Sửu là một cán bộ ở Tổng công ty Thực phẩm tươi sống ngoại thương, được cử vào Sài Gòn tham gia chiến dịch cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh.

Lệnh trên bảo làm phải làm, nhưng ông thấy rõ đây là một phương thức không phù hợp, nhất là không phù hợp với những người dân miền Nam quen sống trong môi trường kinh doanh tự do. Chỉ một thời gian ngắn sau, hệ quả đã lồ lộ: sản xuất đình đốn, hàng hóa khan hiếm, thị trường kiệt quệ, đời sống người dân gian nan, thiếu thốn.

“Không thể ngờ nổi cảnh tiêu điều như thế. Làm người phân phối hàng trực tiếp đến dân mà chúng tôi không có gì để phân phối cả. Có hôm một phụ nữ mang thai đứng xếp hàng, chen lấn cả buổi mới được mua vài lạng thịt mỡ cho cả tháng. Nhìn mắt chị ấy ngân ngấn nước mà tôi xót lòng. Xót lòng mà lại không thể làm gì hơn” - ông Sửu nói.

Tập thư ngỏ nào ông cũng đau đáu phân tích những bài học kinh nghiệm rút đúc từ bài học kinh nghiệm của Ðảng suốt 85 năm: tránh giáo điều: đường lối, chủ trương phải theo sát thực tiễn, đi trước và mở đường cho thực tiễn; tôn trọng quy luật tự nhiên, quy luật xã hội, học hỏi các nước tiên tiến để phát triển bền vững; kiểm soát quyền lực, không buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát; xây dựng và bảo vệ đạo đức cán bộ; kiên quyết chống tham nhũng, lợi ích nhóm; trẻ hóa Ðảng...

“Nói thì nhiều nhưng rút lại cũng chỉ là một câu giản dị mà Bác Hồ đã nói: Cái gì có lợi cho dân thì hết sức làm, cái gì có hại cho dân thì hết sức tránh”. Vấn đề là ta phải có trí tuệ và lương tâm để nhìn ra cái gì là cái gì” - ông Sửu cười xòa.

Sống giữa lòng dân

Nghỉ hưu, ông gia nhập hội luật gia, rời khỏi khu nhà của cán bộ cao cấp, về ở với con giữa khu xóm lao động trên đê sông Hồng. Cửa nhà ông luôn mở, người dân có thể đến bất cứ lúc nào để tư vấn, và đến lượt ông lại mang những vấn đề của họ đến bạn bè, đồng chí mình.

“Sống giữa dân tôi sáng ra được nhiều điều, hiểu ra rằng bao năm công tác mới hoàn thành được nhiệm vụ Ðảng giao, chứ chưa hoàn thành được bổn phận với người dân mình” - những thôi thúc của việc viết thư cho Ðảng được ông giải thích như vậy.

Người đồng chí thân thiết của ông Sửu là ông Vũ Quốc Hùng, nguyên phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ðảng, cũng đồng lòng như vậy.

Những ngày này rất nhiều thư của các đảng viên lão thành đã được gửi đến nhà ông Hùng để tập hợp lại gửi lên đại hội: đề nghị xây dựng bộ quy tắc hoạt động của Ðảng, thành lập ủy ban giám sát của Ðảng, công khai hóa công tác cán bộ...

“Chung quy chúng tôi chỉ muốn Ðảng thật sự là con của dân, mọi hoạt động của Ðảng thật sự là vì dân” - ông Hùng bảo.

Nói vậy là vì những ngày này, các đảng viên đã một đời nỗ lực vì sự trong sạch của Ðảng như ông Hùng rất nhiều tâm tư.

“Khi còn công tác, mỗi lần tham gia xử lý một vụ tiêu cực liên quan đến cán bộ cao cấp, chúng tôi hết sức quyết liệt để làm đúng pháp luật, giữ cho mình công tâm dù không thể nói là không đau lòng vì phải mất đồng chí.

Nay đứng ngoài quan sát, tôi còn đau lòng hơn vì thấy rõ tiêu cực tràn lan hơn, Ðảng phải gọi là “một bộ phận không nhỏ”, xử lý lại thiếu kiên quyết.

Như vậy thì vừa mất đồng chí lại vừa mất lòng dân. Ðã có đồng chí đặt câu hỏi vì sao thanh niên hiện nay nhiều người không muốn vào Ðảng, tôi còn biết có nhiều đảng viên bỏ sinh hoạt Ðảng. Ðừng trách họ vội mà phải tự vấn mình, Ðảng đã như thế nào để nên nỗi đảng viên phản ứng như vậy?”.

Ðau đáu nói những lời gan ruột, ông Vũ Quốc Hùng lại nói thêm: “Nghị quyết trung ương 4 đã vạch mặt chỉ tên, phân tích định tính, định lượng, chỉ rõ các bệnh tật trong nội bộ Ðảng khiến người dân rất bằng lòng. Tôi nay cũng là một người dân, đang chờ đợi để chứng kiến nghị quyết trở thành hiện thực”.

* Ông NGUYỄN ĐÌNH HƯƠNG (nguyên phó trưởng Ban Tổ chức cán bộ trung ương):

Chỉnh đốn Đảng phải bắt đầu từ công tác cán bộ

Cái câu “Dân làm gốc” là quá rõ. Thời chiến không có dân nuôi dưỡng, che chở, trợ giúp sức người sức của thì chỉ có chết. Hòa bình rồi, có quyền thế trong tay rồi, nhiều người quên dân đi. Những quyết định áp đặt, không còn dựa vào dân, lấy dân làm gốc nữa thì tất yếu thất bại.

Tôi đi công tác địa phương, ông bí thư muốn báo cáo gì, nói gì thì nói, chúng tôi nhìn vào cuộc sống của dân để nhận xét. Người dân cũng vậy, họ nhìn Đảng không qua khẩu hiệu, lễ lạt mà nhìn qua từng đảng viên, cán bộ cụ thể. Và qua những cán bộ, đảng viên hư hỏng, tham nhũng mà niềm tin của dân vào Đảng đang phai dần.

Tôi làm công tác tổ chức hơn 50 năm, biết rõ cái khó trong làm việc với con người. Chỉnh đốn Đảng phải bắt đầu từ công tác cán bộ, từ con người. Phải tạo cơ chế chặt chẽ để triệt ba nguy cơ: lợi ích nhóm, tham nhũng, quan liêu xa dân. Dân đã sinh ra Đảng. Đừng để dân phải nói những lời cay đắng nữa.

 

PHẠM VŨ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Với chủ trương "phải có không gian lớn để phát triển", tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 8: Một thời Hậu Giang cứu đói lúa gạo cho các tỉnh

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Trong các tỉnh lớn được hợp nhất từ các tỉnh nhỏ sau năm 1975 ở nước ta thì tỉnh Bình Trị Thiên là một hiện tượng có nhiều điểm khác biệt so với các địa phương...

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 7: Bình Trị Thiên sau thời khói lửa

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Trong nhiều tỉnh thành cả nước, Đà Nẵng và Quảng Nam có mối lương duyên đặc biệt khi nhiều lần chia tách, tái hợp.

Ký ức những lần tách nhập tỉnh - Kỳ 6: Quảng Nam, Đà Nẵng về lại một nhà sau 28 năm

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar