10/04/2025 11:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Việt Nam ứng phó với thuế đối ứng: Định hình lại sản xuất trong nước

Củng cố nền sản xuất, kiểm soát hàng xuất khẩu trá hình từ nước thứ ba, thúc đẩy cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong nước, tăng thu hút đầu tư từ Mỹ.

thuế đối ứng - Ảnh 1.

Yêu cầu nâng cao giá trị gia tăng năng suất lao động cho các ngành xuất khẩu như dệt may đặt ra cấp thiết hơn khi Mỹ áp thuế đối ứng - Ảnh: Q.NAM

Đó là những giải pháp ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ được TS Nguyễn Đức Thành - chủ tịch hội đồng khoa học Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chiến lược Việt Nam (VESS) - đưa ra trong cuộc trao đổi riêng với Tuổi Trẻ. 

"Thuế đối ứng không phải là một sản phẩm tùy hứng của cá nhân Tổng thống Donald Trump. Nó là sự tính toán chiến lược nhằm củng cố nền sản xuất Mỹ trong dài hạn", ông Thành nhấn mạnh.

Lựa chọn chính sách ứng phó thuế đối ứng

Chính sách áp thuế đối ứng 46% với hàng Việt Nam xuất vào Mỹ đã có hiệu lực, tạo nhiều thách thức cho nền kinh tế. Với quy mô kinh tế còn tương đối nhỏ, Việt Nam có lợi thế nhất định trong đàm phán hoặc lựa chọn chính sách ứng phó. Tuy nhiên, cần lưu ý trong tương lai sẽ có khoản thuế nhập khẩu vào Mỹ không dưới 10%, như Singapore đã chấp nhận.

Theo TS Thành, mức thuế lý tưởng với hàng hóa xuất từ Việt Nam sẽ là 25%, phụ thuộc vào đàm phán và nỗ lực thực hiện chính sách. Doanh nghiệp cần định vị lại cấu trúc sản xuất, cơ cấu giá trị gia tăng trong sản phẩm để duy trì tiếp cận thị trường Mỹ, đồng thời cần có cải cách và thông điệp minh bạch, đáng tin cậy.

Thứ nhất, cần mở cửa cho thương mại và đầu tư từ Mỹ để cải thiện quy mô nhập khẩu. Tăng nhập khẩu sẽ gây sức ép lên doanh nghiệp trong nước nhưng không hoàn toàn tiêu cực. Môi trường cạnh tranh buộc doanh nghiệp định vị lại, tự đổi mới, tạo động lực nâng cấp kỹ năng.

Thứ hai, hàng nhập khẩu có thể mang tính hỗ trợ hơn là cạnh tranh, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất (như cung ứng nguyên liệu đầu vào). 

Thứ ba, đầu tư của Mỹ sẽ tạo việc làm và cấu trúc kinh tế mới. Đầu tư thường đi kèm với nhập khẩu từ nước đầu tư, nên việc cải cách môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp Mỹ sẽ giúp cải thiện cán cân thương mại.

thuế đối ứng - Ảnh 2.

Nguồn: Bộ Công Thương - Dữ liệu: Bảo Ngọc - Đồ họa: TUẤN ANH

Coi trọng sản xuất thực

Các nước bị áp thuế cao như Trung Quốc, với nền kinh tế lớn, không có lợi thế như Việt Nam trong đàm phán. Họ sẽ tìm giải pháp giảm giá đồng tiền để hóa giải rào cản thuế quan, làm hàng hóa trở nên rẻ khi vào thị trường Việt Nam, trong khi hàng Việt xuất khẩu bị đắt lên.

Việt Nam khó ngăn chặn hàng hóa bằng thuế quan vì các hiệp định thương mại đã ký. Đồng thời, sự dư thừa hàng hóa của các nước lớn do bị chặn vào thị trường Mỹ tạo sức ép về nguồn cung. Người tiêu dùng có thể hưởng lợi từ hàng hóa đa dạng và rẻ hơn, nhưng doanh nghiệp sẽ khó khăn trong tiêu thụ, ảnh hưởng đến sức mạnh kinh tế lâu dài.

Khó khăn khi bị Mỹ áp thuế đối ứng 46% không chỉ khiến xuất khẩu sang Mỹ suy giảm mà có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu sang các đối tác lớn khác như Trung Quốc. Đây là thách thức lớn vì kinh tế Việt Nam dựa nhiều vào xuất khẩu.

Để ứng phó với thuế đối ứng quá cao, TS Thành đề xuất một số giải pháp. Trong ngắn hạn, Chính phủ có thể sử dụng công cụ vĩ mô như tỉ giá hoặc lãi suất, nhưng cần thận trọng để "để dành" không gian chính sách cho tình huống khẩn cấp và tránh bị Mỹ cho rằng thao túng tiền tệ.

Theo ông, cần chú trọng các chính sách đối với sản xuất thực, tức là các chính sách trọng cung mà Tổng Bí thư Tô Lâm đang thúc đẩy trong nửa năm qua. 

Thứ nhất, cần hệ thống báo cáo và chứng nhận minh bạch, công bằng về nguồn gốc xuất xứ trong sản phẩm xuất khẩu. Hệ thống này giúp phân loại nhóm hàng có giá trị gia tăng thực trong nền kinh tế, định hướng đàm phán vì lợi ích quốc gia, thể hiện thiện chí với Mỹ trong kiểm soát hàng nhập khẩu trá hình.

Thứ hai, nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp. Chúng ta đã nói nhiều nhưng chưa có nhiều cải thiện vì sức ỳ của bộ máy quản lý. Chỉ lựa chọn thực chất mới ứng phó được với thế giới đang thay đổi. 

Thứ ba, đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp năng lượng vì đây là yếu tố đầu vào quan trọng. 

Cùng với đó, thúc đẩy nhập khẩu khí hóa lỏng từ Mỹ, thể hiện thiện chí cải thiện cán cân thương mại. Sự tự chủ năng lượng từ các nguồn mới hoặc năng lượng hạt nhân sẽ quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.

Ông Nguyễn Quang Đồng (viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông):

Chứng minh lợi ích của doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam

Những năm gần đây, Mỹ xuất siêu mạnh vào Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ qua các tập đoàn công nghệ lớn như Google, Meta, Amazon, Netflix, Microsoft. Số thuế nhà thầu các tập đoàn này đóng hằng năm lên tới hàng ngàn tỉ, cho thấy doanh thu từ Việt Nam không nhỏ.

Nhưng Mỹ chỉ tính vào cán cân thương mại những hàng hóa hữu hình, không tính dịch vụ. Vì vậy Việt Nam cần tính toán lại việc nhập siêu hàng hóa dịch vụ từ Mỹ để nói rõ lợi ích của doanh nghiệp Mỹ tại thị trường Việt Nam.

Cạnh đó, cần bày tỏ thiện chí tiếp nhận sản phẩm dịch vụ từ Mỹ thông qua việc bỏ các rào cản phi thuế quan như sửa Luật Quảng cáo.

GS Hà Tôn Vinh (chuyên gia kinh tế):

Tăng mua hàng Mỹ

Điều Mỹ quan tâm lớn nhất là Việt Nam mua quá ít hàng Mỹ. Muốn giảm thuế đối ứng, chúng ta phải mua hàng Mỹ nhiều hơn.

Hiện có ba nhóm khách hàng có thể tăng mua hàng Mỹ: các gia đình, cá nhân có thể tăng mua dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm; doanh nghiệp trong nước có thể tăng mua máy móc, vật liệu; và Nhà nước có thể tăng mua vũ khí, thiết bị.

Để đàm phán thành công, Mỹ muốn Việt Nam làm 4 điều: tăng mua hàng Mỹ; loại trừ hàng từ nước thứ ba đội lốt hàng Việt Nam xuất vào Mỹ; giảm thuế suất với hàng Mỹ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Trong chuyến công du mới đây của Bộ trưởng Bộ Công Thương đến Mỹ, hai bên đã ký biên bản ghi nhớ về việc Việt Nam sẽ mua 90 tỉ USD hàng Mỹ.

Cha đẻ thuế đối ứng nói ông Trump tính thuế sai

Giáo sư kinh tế Brent Neiman nói mức thuế đối ứng mà Tổng thống Trump dùng công thức của ông và cộng sự để tính toán là không đúng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho nhóm của ông Bùi Thành Nhơn

Để 'cứu' Novaland, nhóm cổ đông liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn đã cho Novaland mượn cổ phiếu để bán nhằm thanh toán nợ, kéo theo tỉ lệ sở hữu giảm từ 60,8% xuống còn 38,7%, hiện Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho cổ đông lớn.

Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho nhóm của ông Bùi Thành Nhơn

Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang có 330 gian hàng

Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang 2025 chính thức khai mạc, đánh dấu 17 năm thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Campuchia, với sự góp mặt của 330 gian hàng đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang có 330 gian hàng

Yêu cầu các điểm bán vàng miếng treo bảng để người dân nhận biết

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 2 vừa có công văn yêu cầu các điểm kinh doanh vàng miếng SJC trên địa bàn phải treo bảng, để người dân nhận biết đó là điểm bán vàng miếng.

Yêu cầu các điểm bán vàng miếng treo bảng để người dân nhận biết

Hàng Việt liệu có đủ sức cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử?

Bàn hàng trực tuyến mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt tiếp cận người tiêu dùng qua các KOL, KOC, nhà sáng tạo nội dung số… nhưng hàng Việt có đủ sức cạnh tranh hay không?

Hàng Việt liệu có đủ sức cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử?

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Sau khi nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, nhiều doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách hỗ trợ nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển doanh nghiệp, đất nước.

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Đề xuất chuyển văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện về xã hoặc liên xã

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất các địa phương sắp xếp các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn cấp huyện hiện nay thành các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai đặt tại xã hoặc liên xã.

Đề xuất chuyển văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện về xã hoặc liên xã
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar