28/04/2025 08:04 GMT+7

Việt Nam - Nhật Bản: Hình mẫu hợp tác mới

Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đến Việt Nam đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác mới giữa hai quốc gia.

Nhật Bản - Ảnh 1.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru tại trụ sở Trung ương Đảng tối 27-4 - Ảnh: N.KHÁNH

Chiều 27-4, Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân đã đến Hà Nội, đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của ông đến Việt Nam trên cương vị người đứng đầu chính phủ. 

Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Nhật đến Việt Nam kể từ khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 11-2023.

Thời điểm ý nghĩa

Giới học giả và ngoại giao hai nước đặc biệt chú ý đến chuyến thăm này bởi bối cảnh hiện tại. Cả Việt Nam và Nhật Bản đều đang đối mặt với những khó khăn từ môi trường thương mại thế giới. 

Một bên là nền kinh tế thứ 4 thế giới, một bên là quốc gia đang phát triển với mục tiêu trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào giữa thế kỷ này. Nhu cầu tìm kiếm hợp tác, đồng hành trong chặng đường sắp tới trở thành lựa chọn khách quan, theo chia sẻ của Hạ nghị sĩ Nhật Bản Soramoto Seiki với Tuổi Trẻ.

"Không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba Shigeru chọn Việt Nam, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến", Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, Hạ nghị sĩ Yuko Obuchi khẳng định với báo chí.

Bà Yuko cho biết thêm hiện nay đang diễn ra kỳ họp Quốc hội Nhật Bản từ tháng 1 đến khoảng tháng 7, việc các nghị sĩ đi ra nước ngoài là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, Thủ tướng Ishiba đã quyết định tranh thủ khoảng thời gian nghỉ của "Tuần lễ vàng" để tiến hành chuyến thăm và lựa chọn kỹ điểm đến. 

Sau khi cân nhắc, ông đã quyết định chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên bởi đây là đối tác rất quan trọng của Nhật Bản.

Theo bà Yuko, trong bối cảnh thế giới hiện tại có nhiều yếu tố khó lường và khó khăn, chính trong thời điểm như vậy càng cần phải có sự cùng mở rộng tấm lòng và làm sâu sắc thêm sự tin cậy, tình hữu nghị cũng như quan hệ hợp tác. 

"Chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Ishiba nhằm khẳng định cách nhìn nhận này của Nhật Bản, đồng thời cũng là sự đóng góp cho quan hệ song phương", bà nói với TTXVN.

Hình mẫu tương lai

Giáo sư Kurihara Hirohide thuộc Đại học Ngoại ngữ Tokyo nhận định cả hai nước đều không phải là những quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nhưng chung mục tiêu phát triển, điển hình như phát thải ròng bằng 0 và dựa vào việc làm ăn với thế giới. 

Do đó, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động hiện nay, mối quan hệ Việt - Nhật càng trở nên vô cùng quan trọng. Thậm chí, theo ông, hợp tác giữa hai nước có thể trở thành hình mẫu cho các quốc gia vừa và nhỏ về cách thức phát triển độc lập, tự chủ, bền vững mà không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.

Những nhận định này được khẳng định trong bài viết gửi riêng Tuổi Trẻ của Thủ tướng Ishiba ngày 27-4. Ông khẳng định khi hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, Nhật Bản sẽ tiếp tục đồng hành với Việt Nam trong vai trò là "đối tác không thể thay thế" nhằm hoàn thiện và thúc đẩy môi trường đầu tư cũng như hợp tác kinh tế.

Bên cạnh đó, Nhật Bản sẽ tăng cường hợp tác với Việt Nam trong các ngành công nghiệp nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số, bao gồm công nghiệp bán dẫn, cũng như thúc đẩy hợp tác hướng tới mục tiêu giảm phát thải carbon tại châu Á thông qua Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC).

Từ góc độ chuyên gia, giáo sư Stephen Nagy của Đại học Cơ đốc giáo ở Tokyo nhận định Việt Nam đang ngày càng trở thành một mắt xích quan trọng và là lựa chọn sáng giá cho các nhu cầu dịch chuyển chuỗi cung ứng trong bối cảnh hiện tại. 

Theo ông, Chính phủ Nhật Bản hy vọng các khoản đầu tư trực tiếp và hỗ trợ ODA cho Việt Nam không chỉ tạo ra sự phát triển bền vững mà còn thúc đẩy các công ty Nhật đến khu vực, tăng đoàn kết giữa các nước ASEAN.

"Logic của Nhật Bản là ASEAN càng hội nhập sâu hơn giữa các thành viên thì càng có thể tự chủ về mặt chiến lược để đưa ra các quyết định địa chính trị độc lập", ông Stephen Nagy chia sẻ với Tuổi Trẻ.

Việt Nam là "đối tác không thể thiếu của Nhật"

Tại cuộc tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru tối 27-4, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng, mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Đáp lại, ông Ishiba Shigeru khẳng định Việt Nam là "đối tác không thể thiếu của Nhật Bản" và đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Việt Nam trong bối cảnh khu vực, quốc tế diễn biến phức tạp.

Tổng Bí thư Tô Lâm đề xuất bảy định hướng lớn nhằm tăng cường hợp tác chiến lược giữa hai nước. Trước hết là không ngừng củng cố tin cậy chính trị và thúc đẩy hợp tác an ninh quốc phòng thực chất, hiệu quả.

Song song với đó, hai nước cần đẩy mạnh hợp tác kinh tế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đặc biệt, Tổng Bí thư đề nghị Nhật Bản tích cực tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm của Việt Nam thông qua nguồn vốn ODA thế hệ mới.

Ông nhấn mạnh cần xác định hợp tác khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là trụ cột mới trong quan hệ song phương.

Hai bên cũng cần tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn. Đồng thời, cần khai thác tiềm năng mới trong hợp tác lao động, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng và nông nghiệp công nghệ cao.

Thủ tướng Ishiba Shigeru: Việt Nam là đối tác không thể thiếu của Nhật Bản

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru khẳng định như vậy trong cuộc gặp Tổng Bí thư Tô Lâm tối 27-4 tại trụ sở Trung ương Đảng ở Hà Nội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo hoàng Leo XIV: Phục vụ bằng sự khiêm nhường

Vị Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Công giáo đã nhấn mạnh vai trò phục vụ và tinh thần khiêm tốn trong buổi lễ nhậm chức.

Giáo hoàng Leo XIV: Phục vụ bằng sự khiêm nhường

Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit

Hội nghị thượng đỉnh Anh - EU diễn ra hôm nay được xem là bước ngoặt quan trọng trong quan hệ giữa Anh và 27 quốc gia thành viên EU.

Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương: Nghiêm trọng ra sao, chữa được không?

Ngày 18-5, văn phòng cựu tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đã được chẩn đoán bị ung thư tuyến tiền liệt và đã di căn đến xương.

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương: Nghiêm trọng ra sao, chữa được không?

Israel mở đợt tấn công mới trên bộ, cho phép đưa lương thực vào Gaza

Ngày 18-5, Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thông báo Israel sẽ nới lỏng phong tỏa và cho phép một lượng lương thực hạn chế được đưa vào Dải Gaza.

Israel mở đợt tấn công mới trên bộ, cho phép đưa lương thực vào Gaza

Ông Trump cảm thấy buồn, chúc ông Biden chữa trị ung thư nhanh hồi phục

Tổng thống Donald Trump cho biết ông và Đệ nhất phu nhân Melania Trump cảm thấy buồn sau khi biết tin cựu tổng thống Joe Biden mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và chúc ông phục hồi nhanh chóng.

Ông Trump cảm thấy buồn, chúc ông Biden chữa trị ung thư nhanh hồi phục

Tin tức thế giới 19-5: Ông Biden mắc ung thư, đã di căn đến xương; Hôm nay có điện đàm Trump - Putin

Các nhà lãnh đạo châu Âu điện đàm với ông Trump ngay trước điện đàm Trump - Putin; Estonia tố Nga bắt giữ tàu chở dầu ở Biển Baltic.

Tin tức thế giới 19-5: Ông Biden mắc ung thư, đã di căn đến xương; Hôm nay có điện đàm Trump - Putin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar