30/12/2022 21:02 GMT+7
Trở lại chủ đề

Viết lên ước mơ: Gen Z tranh luận về đam mê, thành công và hạnh phúc

CÔNG NHẬT
CÔNG NHẬT

Vòng chung kết cuộc thi "Viết lên ước mơ" năm 2022 kết thúc chiều tối nay 30-12 đầy hào hứng và căng thẳng khi các bạn thuộc thế hệ Z nói về đam mê, thành công và hạnh phúc.

Viết lên ước mơ: Gen Z tranh luận về đam mê, thành công và hạnh phúc - Ảnh 1.

Một đại diện đến từ Trường TH - THCS - THPT Ngô Thời Nhiệm trong phần trình bày quan điểm của đội - Ảnh: C.NHẬT

Vượt qua hàng trăm thí sinh từ 23 trường THPT cả nước, đội tuyển của Trường tiểu học - THCS - THPT Ngô Thời Nhiệm (TP.HCM) đã giành giải nhất cuộc thi năm nay.

Đam mê có luôn đi cùng thành công?

Vòng chung kết với hình thức tranh biện về chủ đề "Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn". Sự thú vị xen lẫn căng thẳng ở việc hai đội cùng tranh vị trí quán quân từ Trường Ngô Thời Nhiệm và Trường THPT Hiệp Bình (TP Thủ Đức, TP.HCM) bốc thăm để xác định theo phe ủng hộ hay phản đối quan điểm trên.

Theo phe ủng hộ, đội Trường Ngô Thời Nhiệm khẳng định đam mê chính là kim chỉ nam để dẫn đến một cuộc đời thành công và hạnh phúc. Song song đó, đam mê phải gắn liền với hành động và sự sáng tạo, kiên trì. 

"Khi chọn đúng đam mê, chúng ta sẽ không sợ hay nản lòng trước thất bại. Nhờ đi đúng đam mê mà các tên tuổi như Marie Curie, Bill Gates… đã vượt qua nhiều thử thách trong nghiên cứu để trở nên lừng danh, tạo nhiều giá trị cho xã hội. 

Nếu chỉ biết làm việc mà không thấy vui, không cảm được sự đam mê, vậy con người sẽ khác gì robot?", các bạn nêu quan điểm.

Trong khi đó ở phe phản đối, đội Trường THPT Hiệp Bình cho rằng đam mê không phải là yếu tố quan trọng giúp con người thành công, hạnh phúc. 

Theo các bạn, năng lực học tập hiệu quả, học và làm việc đúng nhu cầu thị trường lao động, có sự tỉnh táo cao độ mới là điều quan trọng dẫn lối thành công.

Viết lên ước mơ: Gen Z tranh luận về đam mê, thành công và hạnh phúc - Ảnh 2.

Một đội thể hiện sự tự tin sau phần trình bày của mình tại vòng chung kết - Ảnh: C.NHẬT

"Chúng ta cứ nói bản thân đam mê với một việc gì đó nhưng có quá nhiều người cùng đam mê thì cán cân lao động trong xã hội sẽ ra sao?" - các bạn đặt câu hỏi. Và cũng chính đội này nói rằng lúc đó dù chúng ta là nhân lực có chất lượng cao nhưng xã hội không cần thì cũng vô nghĩa. 

Ngoài ra, đội cũng nhấn mạnh yếu tố đam mê cũng phải đi cùng sự phù hợp, tỉnh táo và dẫn chứng nếu giọng hát yếu mà khao khát trở thành ca sĩ, đam mê đó chỉ "góp phần" hủy hoại tương lai của chính người ấy.

Phần tranh biện xoay quanh chủ đề Gen Z nói về đam mê càng thêm gay cấn, như được tiếp thêm "lửa" khi được bổ sung với các dẫn chứng, số liệu khảo sát trong và ngoài nước.

Quan trọng nhất: tư duy phản biện

Đội tuyển Trường Ngô Thời Nhiệm đúc kết thành công không nhất thiết phải làm điều gì to lớn cho xã hội, chỉ cần hoàn thiện bản thân đó đã là thành công thật sự. Các bạn nói việc được sống với đam mê thật sẽ trở thành động lực để mỗi ngày thức dậy đều thấy hạnh phúc, tự khắc không ngừng nhìn lại và hoàn thiện chính mình. 

Trong khi đó, đội Trường THPT Hiệp Bình bảo lưu quan điểm việc có năng lực đúng với nhu cầu xã hội, có khả năng kiếm ra tiền để tự trang trải cuộc sống mới khiến chúng ta chạm đến thành công, hạnh phúc.

Viết lên ước mơ: Gen Z tranh luận về đam mê, thành công và hạnh phúc - Ảnh 3.

Vòng chung kết đầy hào hứng lẫn gay cấn khi đại diện hai đội liên tục chất vấn nhau về chủ đề Gen Z nói về đam mê, thành công - Ảnh: C.NHẬT

Có thể còn nhiều góc nhìn khác nhau khi Gen Z nói về đam mê, thành công và hạnh phúc nhưng hầu hết các bạn đều gặp nhau ở điểm chung rằng sẽ không có đúng - sai tuyệt đối.

Là một trong các giám khảo, thạc sĩ Trần Nam (Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM) chia sẻ: "Cả hai đội đều có sự chuẩn bị tốt về phong thái, kiến thức. Cá nhân tôi thấy một số thí sinh phản biện rất sắc bén với nhiều luận điểm, dẫn chứng thuyết phục xoay quanh câu chuyện Gen Z nói về đam mê". 

Ông cho rằng các cuộc thi tranh biện nên được tổ chức thường xuyên ở trường học để rèn cho giới trẻ kỹ năng phản biện, tư duy sáng tạo… vốn rất cần thiết cho công việc tương lai.

Cuộc thi "Viết lên ước mơ" năm 2022 do Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực (Bộ Giáo dục và Đào tạo) phối hợp cùng Công ty Wow Edu tổ chức. Tổng giá trị giải thưởng 165 triệu đồng.

Trước khi lọt vào vòng chung kết, các đội thi đều phải trải qua hai vòng thi được thiết kế có tính thực tế cao.

Thành công đến với những người dám ước mơ, dám thực hiện

Anh A., ngụ tại KP 8B, phường Tân Biên, Biên Hòa, Đồng Nai hiện đang kinh doanh cá cảnh, phụ kiện điện thoại, cà phê.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các bậc cha mẹ hiện đại là biết chấp nhận để con sai và học từ thất bại.

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Ngày 5-7, người dân thủ đô Paris đã đổ xô xuống tắm trong sông Seine khi chính quyền lần đầu tiên cho công chúng bơi tại đây kể từ năm 1923.

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'

Sau khi nhận bằng khen và tiền thưởng từ UBND tỉnh Gia Lai và báo Tuổi Trẻ, anh Trần Văn Nghĩa đã trích một phần đến làng Bôn Jứ, xã Ia Tul, thăm và trao tặng ba em nhỏ trong vụ việc.

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'

Trường dạy gì để sinh viên đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp ngoại?

Doanh nghiệp nước ngoài kỳ vọng vào một thế hệ lao động Việt Nam vừa thạo công nghệ như AI, vừa có tư duy phản biện mạnh mẽ, để làm chủ chuỗi giá trị mới đang hình thành.

Trường dạy gì để sinh viên đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp ngoại?

Người bơi ra giữa sông tiết lộ lý do em nhỏ thứ 3 không được cứu bằng drone

Trong nhóm 3 đứa trẻ chăn bò bị kẹt lũ giữa sông Ba, có 2 em được cứu bằng drone, còn em thứ 3 vì sao phải chờ xuồng ứng cứu?

Người bơi ra giữa sông tiết lộ lý do em nhỏ thứ 3 không được cứu bằng drone
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar