15/05/2015 12:45 GMT+7

Viện phí sắp tăng,bảo hiểm sụt giảm, lỗi tại ai?

LAN ANH
LAN ANH

TT - Muốn mua bảo hiểm y tế tự nguyện, người mua phải đi theo ngày quy định và phải nộp các giấy tờ chứng minh số nhân khẩu là đúng như kê khai như giấy tạm vắng của người thân, thậm chí cả... giấy ly hôn.

Có thẻ bảo hiểm y tế, người bệnh được hỗ trợ chi trả viện phí rất lớn - Ảnh: Hữu Khoa

Những quy định này khiến số người tham gia bảo hiểm y tế giảm khoảng 1,2 triệu người trong bốn tháng qua, ảnh hưởng tiến độ thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân và nguy cơ không đạt mục tiêu 75% dân số có bảo hiểm y tế trong năm 2015.

Quy định khó

Tại cuộc họp báo mới diễn ra tại Hà Nội, phó trưởng ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội VN Vũ Xuân Bằng cho biết bảo hiểm không yêu cầu photo bất kỳ giấy tờ gì khi người dân đến kê khai và tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.

Ông Lê Văn Khảm, phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, cho biết Bộ Y tế và Bảo hiểm y tế sẽ sớm họp bàn phương án, có thể có phương án như cho đóng phí bảo hiểm y tế mỗi sáu tháng, không yêu cầu người dân trình báo các loại giấy tờ khi đi mua thẻ bảo hiểm y tế... đồng thời sớm hướng dẫn để người dân thuận lợi khi tham gia bảo hiểm y tế. 

Nhưng theo hướng dẫn mới nhất của Bảo hiểm xã hội VN do tổng giám đốc cơ quan này là bà Nguyễn Thị Minh ký, trưởng thôn, bản, tổ dân phố phải căn cứ sổ hộ khẩu / sổ tạm trú và các loại giấy tờ để đối chiếu thông tin người dân kê khai.

Việc đối chiếu theo hướng dẫn của cơ quan bảo hiểm là yêu cầu người dân xuất trình các loại giấy tờ như giấy tạm vắng, giấy ly hôn... để chứng minh số thành viên trong hộ gia đình.

Trong khi đó theo ông Nguyễn Văn Tiên - phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, khi đi giám sát thực hiện Luật bảo hiểm y tế tại một số địa phương như Hưng Yên, Hải Dương, Thái Nguyên, Bình Thuận, đoàn giám sát của Quốc hội nhận thấy các địa phương chưa vào cuộc, giao việc cho đại lý bán bảo hiểm y tế là coi như xong việc, chưa kể Bảo hiểm xã hội VN lại đưa ra một số hướng dẫn không thuận với người tham gia bảo hiểm, không đúng với quy định trong luật.

Còn theo ông Lê Văn Khảm - phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế, qua kiểm tra tại 10 địa phương gần đây, các địa phương đều mắc lỗi là yêu cầu nhiều loại giấy tờ khiến người dân gặp khó khăn trong việc tham gia bảo hiểm.

Lỗi tại ai?

Lộ trình của ngành y tế hoạch định cuối năm 2015 sẽ đưa thêm phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, phụ cấp trực và thêm 2/7 yếu tố cấu thành giá dịch vụ y tế vào viện phí.

Như vậy dự kiến từ cuối năm 2015, viện phí sẽ thu 5/7 cấu phần (đến năm 2018 sẽ tính đúng tính đủ viện phí với 7/7 cấu phần). Viện phí tăng thì người có bảo hiểm y tế sẽ đỡ lo, nhưng bốn tháng đầu năm 2015 số người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện sụt giảm đến 15%, tương đương khoảng 1,2 triệu người.

Trong khi đây là nhóm vận động khó nhất, dễ bỏ bảo hiểm y tế nhất vì lý do tài chính, nhất là từ ngày 1-1-2015 thực hiện theo quy định mới là bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo hình thức hộ gia đình.

Ông Tiên cho rằng quy định bảo hiểm y tế theo hộ gia đình là hình thức khá ưu việt, nhờ gia giảm chi phí theo số người tham gia nên gia đình có năm người thì thực tế chỉ cần đóng phí cho ba người là cả năm người đã có thẻ bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên lý thuyết thì có vẻ hợp lý, như người cận nghèo được ngân sách hỗ trợ tới 70% mệnh giá thẻ, ngoài ra địa phương sẽ hỗ trợ thêm, nhưng thực tế mới có 1/3 trong số 6 triệu người cận nghèo được nhận hỗ trợ này, vì nhiều địa phương rất chậm trễ xây dựng phương án hỗ trợ người cận nghèo tỉnh mình hoặc chỉ hỗ trợ rất ít ỏi, người cận nghèo vẫn phải chi thêm 20% mệnh giá thẻ.

Trong khi một gia đình cận nghèo năm người thì chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế cũng gần 1 triệu đồng nên họ e ngại.

Mục tiêu cuối năm 2015 là 75% dân số có thẻ bảo hiểm y tế, hiện con số này đang ở mức trên 71%, cần phát triển thêm gần 4% dân số, tương đương trên 3 triệu người.

Từ nay đến cuối năm cởi mở về chính sách và vận động như thế nào để người dân tin cậy, quay lại với bảo hiểm? Đó là bài toán không dễ, nhất là khi phần lớn đối tượng cần phát triển hiện nay là người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, đang gặp khó vì bắt buộc tham gia theo hộ gia đình.

LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar