18/08/2017 13:58 GMT+7

​Vì yêu nghề nên tôi phải ra đi…

PHÁP MINH
PHÁP MINH

TTO - Có ai hiểu được nỗi lòng của thầy cô giáo chúng tôi: vì yêu nghề, vì muốn sống trọn với nghề nên chúng tôi đành phải xa những học trò nghèo thân thương của mình…

Một tiết học ôn thi của học sinh lớp 12A16 trường THPT Hùng Vương Q.5, TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Là một trong những giáo viên rời trường công sang , một giáo viên dạy sử tại TP.HCM chia sẻ câu chuyện mình phải cắn răng bỏ lại những học trò thương yêu ở trường công để chu toàn bài toán cơm áo gạo tiền.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình lao động nghèo, đông anh em, từ bé tôi ý thức được tầm quan trọng của việc học nên luôn cố gắng chăm học, để sau này phụ giúp bố mẹ cải thiện đời sống gia đình.

Thương con mình nhà nghèo mà siêng học, nên bố mẹ “đầu tư” cho tôi bằng việc cực khổ làm lụng buôn bán, đi vay đi mượn lãi suất cao mỗi khi đóng tiền học cho con.

Năm học lớp 12 , tôi thi đậu vào trường cao đẳng sư phạm, khoa sử. Tôi yêu môn sử, tôi chọn Sư phạm để được miễn học phí, đỡ gánh nặng cho bố mẹ.

Những năm là sinh viên trường sư phạm, tôi được nhận được học bổng nhiều lần, tốt nghiệp loại giỏi, được phân công về một trường ở TP.HCM.

Trường tôi không rộng lắm, gần khu dân cư lao động nghèo, giáo viên trong trường sống nghĩa tình yêu thương nhau. Tôi yêu trường, thương học sinh…

Nhìn học trò nghèo, tôi bắt gặp hình ảnh của mình ngày xưa, tôi thương quý phụ huynh cơ cực như chính bố mẹ của mình. Và đó chính là động lực làm tăng thêm niềm yêu nghề. Tôi đạt được danh hiệu giáo viên dạy sử giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi. Tôi luôn yêu và kính trọng nghề nhà giáo.

Vì hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, đồng lương giáo viên khiêm tốn, môn sử không dạy thêm được nên Ban giám hiệu có tạo điều kiện cho tôi một tuần được 2 buổi dạy thêm trường tư tăng thêm thu nhập.

Tôi ý thức được tấm lòng của ban giám hiệu nhà trường nên cố gắng hoàn thành tốt công việc của cả 2 trường từ chuyên môn đến công tác chủ nhiệm.

Nhờ có thu nhập thêm ở trường tư, cuộc sống  gia đình tôi tương đối ổn định hơn… nên sự cống hiến của tôi ở trường công ngày càng tốt hơn.

Những ngày cuối tuần, tôi vào trường phụ đạo ôn bài miễn phí cho học sinh yếu lớp mình chủ nhiệm, học trò nghèo tôi trích tiền lương để phụ cùng phụ huynh đóng học phí cho các em…

Nhưng rồi những ngày tháng dạy bên trường tư tôi đã có sự so sánh. Tiền lương ở trường tư cao gấp 3 lần trường công, thang máy đưa tôi lên tận phòng dạy, phòng học máy lạnh, học cụ dạy học đầy đủ, lớp ít học sinh…

Trong tôi đã có sự “đấu tranh”  chọn trường tư hay tiếp tục trường công.

Tôi suy nghĩ nhiều đêm liền, tôi không đành ra đi, vì trường tư tốt hơn mọi thứ nhưng đối tượng học sinh là con nhà giàu, được bố mẹ chăm lo đầy đủ từ cái ăn, cái mặc, xe đưa đi rước về. Còn học sinh trường công tôi đang dạy là con nhà nghèo cần tôi dạy dỗ nhiều hơn.

Tôi bằng lòng với việc dạy 2 trường, tôi không muốn tiền lương cao hơn mà phải rời xa những học trò nghèo của mình, rời xa tình đồng nghiệp trong mái trường hơn 10 năm gắn bó.

Nhưng thử hỏi đến một lúc nào đó sức khỏe không cho phép tôi dạy 2 trường nữa, thì tôi phải chọn bên nào, khi bên cạnh những học trò nghèo thì tôi còn phải có bổn phận đối với gia đình của  mình.

Và tôi có đợi đến lúc sức khỏe giảm rồi mới "chạy" qua trường tư hay không? Lúc đó mình còn sức cống hiến nhiều đâu mà nhận lương cao của người ta, lòng tự trọng không cho phép tôi làm điều đó.

Và quyết định sau cùng, tôi “dứt áo” ra đi mà lòng nặng trĩu thương học trò nghèo, tôi không còn lựa chọn nào khác, tôi qua trường tư khi tuổi đời tròn 40 với sự cống hiến và nhiệt huyết vẫn còn đong đầy.

Có ai hiểu được nỗi lòng của thầy cô giáo chúng tôi, đồng lương hiện tại ở trường công có giúp chúng tôi sống trọn đến ngày về hưu hay không? Hay chỉ có trường tư mới làm được điều này cho những giáo viên chân chính như chúng tôi?

Vì yêu nghề, vì muốn sống trọn với nghề nên chúng tôi đành phải xa những học trò nghèo thân thương của mình.

Công việc hiện tại của tôi là giáo viên trường tư với lương cao hàng tháng. Vào buổi tối, thỉnh thoảng một tuần vài ba lần, tôi xin đến các cơ sở mái ấm, lớp học tình thương để dạy học, tặng quà… cho trẻ em cơ nhỡ.

Việc làm này như “lời xin lỗi” của tôi gửi đến các em học trò nghèo nơi mái trường tình nghĩa năm xưa của mình.

Vì sao giáo viên giỏi rời trường công? Vì lương, môi trường làm việc hay điều gì nữa? Bạn nghĩ gì về việc này? Trường công cần làm sao để giữ chân giáo viên giỏi?...Mời bạn đóng góp ý kiến ở ô BÌNH LUẬN dưới bài, hoặc gửi email đến [email protected]. Xin cảm ơn!

PHÁP MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ concert đến lễ hội: Mảnh đất màu mỡ của nhân lực ngành sự kiện

Sự bùng nổ ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam với hàng loạt chương trình giải trí, concert âm nhạc, sự kiện quy mô quốc gia… đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm các công việc mới cũng như cơ hội việc làm đầy triển vọng cho người trẻ.

Từ concert đến lễ hội: Mảnh đất màu mỡ của nhân lực ngành sự kiện

AI viết lại bản đồ việc làm - chọn ngành cần có chiến lược

Thị trường lao động dưới sự tác động của công nghệ có thể thay đổi nhanh hơn chương trình đào tạo.

AI viết lại bản đồ việc làm - chọn ngành cần có chiến lược

Hai thế hệ, một niềm tin và câu chuyện gắn bó cùng ILA

Ba mươi năm là chặng đường đủ dài để chứng kiến một thế hệ học sinh ILA trưởng thành, vững bước trong cuộc sống.

Hai thế hệ, một niềm tin và câu chuyện gắn bó cùng ILA

Chắp cánh ước mơ với học bổng ‘Tiếp bước hành trình’

Trong hành trình chinh phục tri thức, không phải ai cũng may mắn khởi đầu từ những điều kiện thuận lợi. Nhưng ở đâu có ý chí, ở đó luôn có hy vọng.

Chắp cánh ước mơ với học bổng ‘Tiếp bước hành trình’

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Sau khi quay cảnh 3 nam sinh nhảy xuống nước, thấy bạn bị đuối nước nam sinh đứng quay clip phía trên đã chạy đi gọi người cứu. Kết quả một nam sinh được cứu, hai người còn lại không qua khỏi.

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Một dự án thay đổi phương pháp dạy giáo dục thể chất được Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết đã tác động đến hơn 21.000 giáo viên và 7 triệu học sinh.

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar