22/05/2025 15:30 GMT+7

AI viết lại bản đồ việc làm - chọn ngành cần có chiến lược

Thị trường lao động dưới sự tác động của công nghệ có thể thay đổi nhanh hơn chương trình đào tạo. Vậy thì chọn học gì, ở đâu để thích ứng là bài toán cần giải với các sĩ tử sắp bước vào mùa thi.

Hình ảnh tại kỳ thi học bổng của Trường ĐH FPT (FPTU) năm trước - Ảnh: FPTU

Thế giới đã đổi khác

Chỉ vài năm trước, những ngành như kế toán, quản trị kinh doanh, báo chí, luật từng là "ước mơ" của hàng nghìn thí sinh.

Nhưng đến hiện tại, không ít sinh viên tốt nghiệp các ngành đó đang loay hoay với hồ sơ xin việc, làm trái ngành hoặc... học lại từ đầu.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đến năm 2027 sẽ có hơn 83 triệu việc làm bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo và tự động hóa.

Các lĩnh vực như nội dung số, tài chính, luật, marketing - vốn là lựa chọn của đông đảo học sinh - đang bị công nghệ lấn sâu.

Trong khi đó, những ngành mới nổi như quản trị dữ liệu, đạo đức số, thiết kế trải nghiệm người dùng lại chưa có nhiều trường đào tạo đúng hướng và rất "khát" nhân lực.

Theo báo cáo từ Bộ Giáo dục & Đào tạo, mùa tuyển sinh 2024 ghi nhận hơn 1 triệu nguyện vọng đăng ký, nhưng chỉ tập trung chủ yếu vào một số nhóm ngành "truyền thống" như kinh tế, quản trị kinh doanh, y dược và sư phạm - trong khi đó, các ngành công nghệ, kỹ thuật, đặc biệt là AI, an ninh mạng hay khoa học dữ liệu vẫn thiếu hụt nguồn đăng ký dù thị trường lao động đang cần và cần cấp thiết.

Việc lựa chọn ngành theo cảm tính, theo ngành hot, theo điểm số không còn phù hợp với thời điểm này khi mà thế giới vận hành và khác biệt theo ngày.

Vậy, lựa chọn ngành cần điều gì để ra trường không bị tụt hậu?

Đổi cách chọn ngành - chọn trường

Trong bối cảnh này, việc chọn ngành - chọn trường cần tư duy chiến lược, chứ không thể "chọn đại vì đủ điểm".

Thay vì hỏi: "Ngành nào dễ xin việc?", học sinh và phụ huynh cần hỏi: 5 năm tới ngành này có còn cần không? Ngành này có bị thay thế bởi AI không? Con mình có kỹ năng gì phù hợp với ngành này? Trường nào có thể giúp con thích nghi khi ngành học thay đổi?

Điều đó có nghĩa là chọn ngành phải nhìn theo hướng phát triển 5 - 10 năm tới, không chỉ chọn vì ngành đó dễ xin việc hôm nay. Nếu không, khi tốt nghiệp, thị trường đã thay đổi hoàn toàn.

Chọn đúng trường cũng quan trọng không kém chọn đúng ngành. Một môi trường đại học tốt không chỉ dạy kiến thức mà phải đào tạo sinh viên trở thành người biết cách học, biết cách thích nghi và biết tự phát triển bản thân.

Thầy Trần Ngọc Tuấn - phó hiệu trưởng Trường đại học FPT - nhấn mạnh: "Sinh viên thời nay không chỉ học để làm một nghề cố định, mà phải học để có năng lực thích ứng suốt đời. Điều quan trọng không phải là học gì, mà là học như thế nào".

Một môi trường học tốt sẽ đào tạo những thế hệ trẻ biết cách thích nghi, biết cách tư duy và phát triển bản thân - Ảnh: FPTU

Thời điểm hiện tại, các trường học cũng đã có nhiều vận động thay đổi cách dạy và cách học để giúp học sinh tiệm cận với thực tế, theo sát sự biến động của xã hội để sinh viên đáp ứng được yêu cầu thời đại. Trong sự "vận động" ấy, Trường đại học FPT (FPTU) đã tạo ra các mô hình dạy học mang tính tiên phong. Cụ thể:

Học thông qua trải nghiệm thực tế : Ngay từ năm 3, sinh viên được tham gia học kỳ thực tập tại doanh nghiệp (OJT). Và các bạn làm việc thực chiến chứ không đơn thuần chỉ lấy số liệu, lấy báo cáo hay "cưỡi ngựa xem hoa". Sinh viên sẽ làm đúng nhịp của doanh nghiệp, làm dự án, làm việc với KPI thực, kết quả thực và thậm chí có lương như nhiều nhân viên chính thức khác. Thực tế cho thấy nhiều bạn từ FPTU sau OJT được doanh nghiệp giữ lại làm việc chính thức.

Học bằng dự án thật : Các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên FPTU đều gắn với sản phẩm thật, có tính ứng dụng. Có sinh viên tạo phần mềm quản lý sản xuất cho doanh nghiệp, có nhóm xây dựng hệ thống chuyển đổi số cho mô hình OCOP ở địa phương, có những nhóm khởi nghiệp với mô hình mới và thậm chí phát triển ngay sau khi ra trường.

Học liên ngành - gắn với công nghệ : Dù học digital marketing, thiết kế đồ họa hay logistics, sinh viên đều được học về AI, phân tích dữ liệu, các công cụ số hóa mới nhất đang được sử dụng trong doanh nghiệp thực tế.

Ngay từ học kỳ thứ 6, thứ 7, sinh viên đã tham gia các khóa học khởi nghiệp và học liên ngành. Nhờ đó, sau khi ra trường, dù làm chủ doanh nghiệp hay đi làm công ăn lương, các bạn đều nắm vững được công việc của mình, am hiểu doanh nghiệp, mô hình hoạt động và rất đa năng.

Trong thời đại AI, học phải làm sao không chỉ song hành mà còn đi trước, làm chủ AI, làm chủ công nghệ - Ảnh: FPTU

Học để tự tạo việc làm : Từ học kỳ 7, sinh viên Trường đại học FPT sẽ được học ba học phần khởi nghiệp. Nhiều bạn sau đó phát triển ý tưởng thành startup, hoặc ít nhất hình thành tư duy "tự tìm ra cơ hội" thay vì chỉ đi xin việc.

Gần một nửa sinh viên năm cuối của trường có đề tài tốt nghiệp mang tính liên ngành và liên kết với doanh nghiệp. Tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp luôn đạt trên 96% (số liệu nội bộ trường năm 2023).

Trong một thế giới mà công nghệ thay đổi từng ngày, bằng cấp không còn là "tấm vé vĩnh viễn" để có việc làm. Quan trọng hơn cả là khả năng học suốt đời, thích nghi linh hoạt, tư duy phản biện và khát vọng tạo ra giá trị.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hai thế hệ, một niềm tin và câu chuyện gắn bó cùng ILA

Ba mươi năm là chặng đường đủ dài để chứng kiến một thế hệ học sinh ILA trưởng thành, vững bước trong cuộc sống.

Hai thế hệ, một niềm tin và câu chuyện gắn bó cùng ILA

Chắp cánh ước mơ với học bổng ‘Tiếp bước hành trình’

Trong hành trình chinh phục tri thức, không phải ai cũng may mắn khởi đầu từ những điều kiện thuận lợi. Nhưng ở đâu có ý chí, ở đó luôn có hy vọng.

Chắp cánh ước mơ với học bổng ‘Tiếp bước hành trình’

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Sau khi quay cảnh 3 nam sinh nhảy xuống nước, thấy bạn bị đuối nước nam sinh đứng quay clip phía trên đã chạy đi gọi người cứu. Kết quả một nam sinh được cứu, hai người còn lại không qua khỏi.

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Một dự án thay đổi phương pháp dạy giáo dục thể chất được Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết đã tác động đến hơn 21.000 giáo viên và 7 triệu học sinh.

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Trường đại học Văn Hiến ký kết với doanh nghiệp đào tạo nhân lực

Trường đại học Văn Hiến vừa tổ chức Lễ ký kết đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu doanh nghiệp năm 2025, mở rộng mạng lưới doanh nghiệp, tạo việc làm, môi trường học tập thực tế và đào tạo nguồn nhân lực đúng với nhu cầu tuyển dụng.

Trường đại học Văn Hiến ký kết với doanh nghiệp đào tạo nhân lực

Trường giảm mạnh học bổng khuyến khích học tập, sinh viên nói trường 'không minh bạch'

So với học kỳ I năm học 2023-2024, số lượng học bổng học kỳ II bị cắt giảm đến 66%. Sinh viên cho rằng trường 'không minh bạch' khi xét học bổng.

Trường giảm mạnh học bổng khuyến khích học tập, sinh viên nói trường 'không minh bạch'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar