18/08/2017 09:03 GMT+7

Đổi mới, trường công lập sẽ giữ được người tài

HOÀNG HƯƠNG ghi
HOÀNG HƯƠNG ghi

TTO - Nhiều ý kiến cho rằng để thu hút cũng như giữ được giáo viên giỏi, các trường công lập cần phải đổi mới hơn nữa trong quản lý, điều hành công việc và chế độ đãi ngộ cho giáo viên.

Tại Singapore, từ năm thứ 3 giáo sinh đã được trả lương và mức lương khá hậu hĩnh - Ảnh: Straits Times
“Trong hoàn cảnh còn khó khăn như hiện tại thì có thể Nhà nước và nhân dân cùng làm. Tôi đề nghị xã hội hóa buổi học thứ hai của các trường tiểu học để tăng thu nhập cho giáo viên”.
Th.s Lê Ngọc Điệp - nguyên trưởng Phòng giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM

TS Mỵ Giang Sơn (trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sài Gòn):

Không hẳn vì thu nhập

Trước đây, lựa chọn duy nhất của giáo sinh mới ra trường là tìm một chân biên chế trong trường công lập. Bây giờ, cái thời ấy đã qua rồi…Trên thực tế, nhiều giáo viên chuyển từ trường công lập sang tư thục không hẳn vì thu nhập mà còn cả văn hóa làm việc.

Giáo viên muốn có môi trường làm việc thoải mái, không bị kìm kẹp và quan trọng là cảm thấy mình được tôn trọng. Thêm vào đó, ở nhiều trường tư, giáo viên được tạo điều kiện để phát huy tối đa khả năng của mình.

Những điều này bắt nguồn từ người hiệu trưởng và đội ngũ cán bộ quản lý. Ở trường công lập có nhiều hiệu trưởng rất tốt, rất giỏi nhưng cũng có hiệu trưởng chưa đủ “tâm” và “tầm” khiến giáo viên bức xúc, làm việc theo kiểu chịu đựng.

Trong khi đó, hiệu trưởng ở trường tư thục phải là người có năng lực, phẩm chất, đạo đức đạt chuẩn. Họ hiểu rằng nếu không tạo được động lực cho giáo viên tích cực làm việc thì trường của họ sẽ chết. Cái này thuộc về cơ chế bổ nhiệm.

Thầy T.D. (giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM): 

Xu hướng tất yếu

Gần đây, TP.HCM có khá nhiều giáo viên giỏi ở trường công chuyển sang trường tư. Ngay ở Trường ĐH Sư phạm TPHCM, các sinh viên tốt nghiệp khá giỏi lựa chọn môi trường tư thục để lập nghiệp cũng đã bắt đầu phổ biến. Và đây là xu hướng tất yếu trong giáo dục.

Tương tự như xu hướng chuyển dịch nhân lực từ môi trường kinh tế Nhà nước sang môi trường kinh tế tư nhân cách đây nhiều năm khi kinh tế tư nhân phát triển nhanh, trở thành lĩnh vực kinh tế năng động và hấp dẫn.

Xét về tổng thể, việc chuyển dịch nguồn giáo viên dần từ môi trường công lập sang môi trường tư thục báo hiệu sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục tư thục, mang lại sức cạnh tranh lớn hơn trong giáo dục, góp phần thúc đẩy cả giáo dục công lập và giáo dục tư thục cùng đổi mới và phát triển.

Giáo dục tư thục phát triển sẽ giúp giảm áp lực của giáo dục công lập mà lâu nay chúng ta cứ loay hoay giải quyết, giảm sĩ số học sinh/lớp, cho học sinh có nhiều cơ hội học tập hơn. Giáo dục công lập cũng nhân cơ hội đó để cải tiến, chuẩn hóa lại, sau đó tìm cách phát triển nhằm cạnh tranh với giáo dục tư thục. 

Tôi nghĩ các trường phổ thông công lập cần phải thay đổi và có những biện pháp giữ chân giáo viên giỏi nếu không muốn về lâu dài sẽ thua cuộc trong việc thu hút học sinh đến học.

Có nhiều yếu tố thu hút phụ huynh chọn trường cho con, đặc biệt là phụ huynh có khả năng tài chính. Nhưng trong đó có 3 yếu tố quan trọng: 1.cơ sở vật chất, 2. chương trình học, 3. đội ngũ giáo viên và Ban Giám hiệu.

Đối với các trường tư thục được đầu tư cao, biết cải tiến chương trình học, lại có chính sách đãi ngộ tốt thì cả ba yếu tố đều vượt trội so với nhiều trường công lập, sẽ thu hút học sinh của nhiều gia đình có điều kiện tới học.

Điều này sẽ dẫn tới một xu hướng khác sắp xảy ra: gia đình có điều kiện sẽ chọn trường tư thục chất lượng tốt cho con em, còn gia đình ít có điều kiện mới chọn trường công lập (xu hướng này đã phổ biến ở các nước phát triển).

Th.s Lê Ngọc Điệp (nguyên trưởng Phòng giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM):

Cần nghiên cứu lại chính sách

Kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới là quản và giữ giáo viên bằng chính sách chứ không phải mệnh lệnh. Tôi không nói đâu xa, những nước trong khu vực như Thái Lan thu nhập của giáo viên không cao so với một số ngành nghề nhưng đủ sống và đủ nuôi con.

Mỗi năm giáo viên của họ được tăng lương một lần, mức tăng cũng cao hơn gấp nhiều lần so với ta. Với những giáo viên có khoảng cách đi lại từ nhà đến trường hơn 100km sẽ được mua xe ô tô trả góp và miễn thuế.

Còn ở Singapore, từ năm thứ 3 khi còn đang học ở trường sư phạm giáo sinh đã được trả lương và mức lương khá hậu hĩnh đủ để họ trang trải cuộc sống và gắn bó với nghề. Trong trường có phòng làm việc đầy đủ tiện nghi và máy móc để giáo viên soạn giáo án, làm sổ sách…Khi bước chân ra khỏi trường là không vương vấn gì chuyện ở trường nữa mà toàn tâm toàn ý lo cho gia đình.

Còn ở ta, giáo viên mới ra trường thu nhập gần 3 triệu đồng - còn thua người giúp việc nhà. Đã vậy, trong khi gíao viên trung học được dạy thêm thì giáo viên tiểu học lại bị cấm dạy thêm - một mệnh lệnh hết sức vô lý.

Cần nghiên cứu lại chính sách chứ cứ để tình trạng này tiếp diễn sẽ rất nguy cho ngành giáo dục. Trong hoàn cảnh còn khó khăn như hiện tại thì có thể Nhà nước và nhân dân cùng làm. Tôi đề nghị xã hội hóa buổi học thứ hai của các trường tiểu học để tăng thu nhập cho giáo viên.

Thay đổi chính sách tiền lương

"Thay đổi đầu tiên nên là chính sách tiền lương. Các trường công lập có lợi thế là Nhà nước đầu tư về cơ sở vật chất nên nguồn thu dành phần nhiều để chi trả lương.

Trường công vẫn có thể trả lương cạnh tranh nếu biết cách thay đổi chính sách tiền lương và huy động sự đóng góp của xã hội, mặc dù nguồn thu có thể thấp hơn các trường tư thục.

Ngoài ra, khi thay đổi, cải tiến chương trình học theo hướng phát triển nhiều năng lực cho học sinh mới có thể thuyết phục phụ huynh đóng góp nhiều hơn.

Song song với việc đó là cải tiến môi trường dạy và học để giáo viên họ cảm thấy tự do sáng tạo hơn trong công việc của họ, giảm áp lực về mặt tinh thần.

Cuối cùng để giáo viên gắn bó lâu dài thì phải làm sao để họ yêu quý ngôi trường của họ, hiệu trưởng của họ, đồng nghiệp của họ và học sinh của họ. Muốn như vậy thì cần trân trọng đóng góp của giáo viên, tạo một môi trường làm việc thân thiện, thoải mái, công bằng.

Dĩ nhiên tôi biết đây là thách thức rất lớn đối với các trường công lập". (Một giảng viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM).

HOÀNG HƯƠNG ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Sinh viên khoa marketing và truyền thông, Trường đại học Hoa Sen vừa hoàn thành môn học 'kỹ năng tạo lập văn bản truyền thông' tại Tuổi Trẻ.

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Trong 6 giải nhất quốc gia cuộc thi vô địch tin học văn phòng, Nguyễn Thái Sơn là học sinh cấp 3 duy nhất.

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Hà Nội có Trường ĐH Kiểm sát và Trường ĐH Công nghiệp và Thương mại Hà Nội

Trường đại học Kiểm sát Hà Nội được đổi tên thành Trường đại học Kiểm sát. Trường đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội được đổi tên thành Trường đại học Công nghiệp và Thương mại Hà Nội.

Hà Nội có Trường ĐH Kiểm sát và Trường ĐH Công nghiệp và Thương mại Hà Nội

Hành trình ẩm thực của con, là hành trình yêu thương của cả nhà

Trong khuôn viên phim trường của ‘Little Chef - Đầu Bếp Nhí’ ngày đầu tiên, hàng chục bạn nhỏ bước vào với ánh mắt háo hức. Nhưng nếu nhìn thật kỹ, phía sau ấy là bóng dáng của những người cha, người mẹ đứng lặng lẽ ngoài khung hình đầy yêu thương.

Hành trình ẩm thực của con, là hành trình yêu thương của cả nhà

Phường ở Đắk Lắk lập 'đường dây nóng' lắng nghe tâm tư giáo viên, người dân

Một phường ờ Đắk Lắk công bố "đường dây nóng" trong lĩnh vực giáo dục, cam kết trực tiếp chỉ đạo, xử lý các phản ánh để tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh.

Phường ở Đắk Lắk lập 'đường dây nóng' lắng nghe tâm tư giáo viên, người dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar