15/01/2023 12:18 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cuộc thi viết Về nhà: Vị Tết gọi người tha hương trở về

Gia đình tôi là người Bắc di cư. Suốt năm tháng trước 1975, những cái tên như Tuyên Quang - Hà Nội (quê mẹ), Hải Phòng - Ninh Giang (quê bố) đến với lũ trẻ trong nhà qua những câu chuyện tự dưng nhỏ giọng của người lớn, giống như tên… nước ngoài.

Cuộc thi viết Về nhà: Vị Tết gọi người tha hương trở về - Ảnh 1.

Ảnh minh họa tác giả cung cấp

Quê hương cố cựu lúc ấy mịt mờ qua lời kể của ông bà, bố mẹ… rồi thôi. Sau năm 1975, hai miền gặp lại thì tin tức từ quê nhà vẫn là mất hút. 

Người thân tứ tán, gia cảnh khó khăn ngày một nhiều lên, nên những đứa trẻ là chúng tôi - giờ bắt đầu lớn - vẫn không hình dung nổi quê hương của mình là như thế nào một cách cụ thể. 

Thế nhưng bước vào tháng chạp ta hằng năm, khi không gian nhẹ đi, mát lạnh trong những tinh mơ hoặc buổi chiều nắng tắt sớm, khi không khí Tết bắt đầu đi dần vào từng nhà, từng con ngõ nhỏ, rồi lan ra phố lớn, thì trong gia đình tôi, cái vị Tết quê hương xa lăng lắc, khó mường tượng cũng ngày một gần lại, rõ nét hơn. 

Đầu tiên là từ vại dưa hành muối nén của các bà. Những cái khạp da bò kê trên gác bếp được lấy xuống, chùi rửa cẩn thận, phơi nắng thật giòn. 

Những bó dưa cải tươi ngon, những búi hành tím mọng mẩy được chọn kỹ, ngâm tro rửa sạch rồi cũng phơi nắng cho héo dần đi nằm trên những cái nong tre rộng vành nhìn ngoan như những tảng gà và mẹt dâu phơi. 

Các cây mía lửa nần nẫn, no tròn cũng được đưa về dựng nơi sân trước. 

Đúng rằm tháng chạp, nhìn các bà và mẹ đưa cải, đưa dưa, đưa muối vào vại, lèn mía róc sạch, đẵn khúc vào các góc khạp mà tưởng như đang nhìn một nghi lễ tôn giáo. 

Bởi nó vừa trang trọng, chỉn chu mà vừa hân hoan như nhà nông thỏa mãn nhìn mảnh ruộng vàng óng sắp bội thu. 

Sau dưa hành là đến dưa món, nhưng đặc biệt là việc chuẩn bị cho nồi bánh chưng của cả nhà. Nước rửa lá dong không bao giờ là nước vặn trực tiếp từ máy mà là nước đã cho vào cái chum to để qua đêm (cho bớt mùi hăng của hóa chất). 

Cái ống giang to tướng, con dao bài bé tí mà sắc lẹm, hàm răng đen đều tắp của bà… kết hợp lại y như một bản "đồng ca" rất đẹp để từ đó, những mảnh lạt mỏng dánh, dai và vừa tay người gói đều tăm tắp ra đời. 

Ngày gói bánh chưng không còn chỉ trong gia đình, nó như một ngày hội nghệ thuật của một cái xóm nhỏ toàn người miền Nam chỉ lọt vào đúng một gia đình miền Bắc. Cả xóm xúm xít xem mẹ tôi đãi đậu, đồ đậu (nấu đậu), giã và nắm đậu. 

Xem bà nội tôi pha thịt bằng con dao bằng, xem bà nêm gia vị và sau đó thái các quả đậu nắm cho mỏng tơi ra. Xem mẹ tôi gói bánh chưng bộ (gói không khuôn). Nhìn ông và bố tôi chuẩn bị cái bếp dầu so 24 tim của Pháp… "chuyên dụng" để nấu bánh. 

Trên cái phản giữa nhà, bà nội, bà ngoại và mẹ tôi ngồi gói bánh, đường về Tuyên Quang, Hà Nội, đường ra Ninh Giang, Hải Phòng từ từ hiện lên trong câu chuyện không dứt bắt đầu bằng hai chữ "Ngày ấy…". 

Chị em chúng tôi hau háu nhìn bà và mẹ gói bánh, hau háu nghe chuyện, thấy trước mặt mình hiện lên một con đường nhỏ đầy những bóng cây cổ thụ; thấy đêm giao thừa gió Bấc rét ngọt, bố mẹ tôi, ông bà tôi ngồi quanh nồi bánh chưng chờ chín để vớt bánh cúng đón chúa xuân.

Thấy tiếng nổ tạch đùng vui tai của những tràng pháo chuột, pháo tiểu vang lên đây đó; thấy mồn một con đường quê hương đỏ xác pháo; thấy mình sinh ra thì đã ly hương nhưng không ly tán là nhờ… ký ức của người già.

Ngày nay, nhiều bạn trẻ phải rời gia đình đi lập nghiệp nơi xa, hoàn cảnh khác nhau, nhưng chắc chắn ai cũng mang một quê hương - Tết rất nặng trong lòng. Đoàn người đông đúc, chen chúc nghẹt ở các sân bay, sân ga, bến xe ngày cận Tết vốn là một minh chứng không thể chối cãi cho nỗi nhớ này. 

Ngay cả những đứa trẻ già đi theo năm tháng như chúng tôi dẫu không có một góc quê thực sự để về, nhưng nghĩ: Ở đâu khi Tết đến, xuân về là do hoàn cảnh, nhưng con đường về lại quê hương khi xuân đến, Tết về thì nó lại không phụ thuộc nhiều lắm ở cái vé tàu. 

Bởi khi ta mang trong lòng trọn vẹn gia đình, sống tử tế trong nhân cách, biết gìn giữ nếp nhà và đặc biệt những ký ức không phai trong truyền thống Tết của gia đình, thì con đường về quê ăn Tết đã ở trong chính lòng ta.

Cảm ơn hơn 230 bạn đã gửi bài Về nhà

Cuộc thi viết "Về nhà" là nơi để bạn đọc chia sẻ những cuộc trở về nhà - trở về gia đình yêu dấu của mình trong mùa xuân với những cuộc đoàn tụ đong đầy cảm xúc, để rồi từ đó ở lại hay ra đi rồi cũng hướng tới sống tốt hơn, chăm chút hơn cho gia đình và xã hội.

Cuộc thi dành cho mọi bạn đọc trong và ngoài nước. Bài viết không quá 1.200 chữ, ưu tiên kèm ảnh hoặc video giới hạn 5 phút..., gửi về địa chỉ email [email protected].

Giải thưởng Về nhà: 1 giải nhất: 20 triệu đồng; 1 giải nhì: 15 triệu đồng; 1 giải ba: 10 triệu đồng; 10 giải khuyến khích: mỗi giải 5 triệu đồng.

Tết

Tính đến ngày 15-1, cuộc thi đã nhận được hơn 230 bài dự thi. Cảm ơn các bạn đã gửi bài:

phanh dang, loan nguyen, Nguyễn Hà Tiên, Trang Nguyễn Thị Thùy, thai hoang, Thu Hien, Chung Thanh Huy, ngoc thach, Mỹ Châu Nguyễn Thị, Nguyễn Tấn Lộc, Thu Vũ, Tanthoi Le, tam tranvan, Hiển Bùi, Tuan Bui thanh, Dương Lê Đức, Bình Nguyễn Thanh, TCKT_ To Uyen-SPC, Phương Thảo Nguyễn, Lê Thảo, Ngọc Dung Huỳnh, Hiếu Nguyễn Văn, Hiếu Nguyễn, Nguyễn Thị Diệu Phước, Lê Quốc Kỳ, Trang Chu, Xuân Nguyễn Duy, Hương Giang Nguyễn Thị, Hiệp Trinh, Chí Nguyên Trần, Hà Thu, Tha Trương, Nhu Tran, Thảo Nguyễn Hoàng, Quoi Tran, Trisha Võ, Nhung Mai, Dũng Mai Đức, Pham Trang, Thương Hoàng, Can Dung, Thanh Lê, Thị Tâm Nguyễn, Đào Nguyễn, Minh Huyền Vũ Thị, Long Trieu, Nga Cao, 32.Trần Khánh Vy FK9, Nẻo Về Thiện Lành, Em Nguyên, Nhung Lê Thị, Bích Hà, Lê Minh Hải PT, Nguyễn Oanh, Hà Trần, Thảo Nguyễn Hoàng, cương kim, Đinh Trung, MAP MINH, Thành Đồng Nguyễn, Kim Hà Trần, Nguyễn Quốc Vỹ, Lê Văn Lượng, Da Nguyen, Trần Minh Hợp, huu nhan nguyen, Thảo Nguyễn Hoàng, Trần Hiếu Nguyễn, luan van, Quang Ngo, Văn Lộc, Đạt Nguyễn Huỳnh, Thi Tâm Nguyen, Toản Cao Ngọc, Thanh Le, niem duong, Nha Cao Hồng, Hậu Nguyễn, Ngọc Thủy Nguyễn, trâm trần, huong 04 dang, trầm trần, Út Nguyễn, Chót Nguyễn, Thương Hoàng, Nguyễn Phương Hồng Ngọc, Minh Anh Trần Lê, Lê Đình Trung, Văn Bích Ngô, Ly Phuong Thanh, the khai tran, Lynxes Ngoại Ngữ, Anh Hậu, thành bùi mạnh, Minh Út Nguyễn, mỹ liên phạm, Như Hiền, Nguyễn Lan Hương, Nguyen Hang, Thị Tâm Nguyễn, Quân Ngô, Trần Thị Thảo Nguyên, Thao Nguyen Tran Diep, Thanh Tran, Duy Hoàng Khánh, Nguyễn Nguyễn, Giang Phạm, Hằng Nga, Thư Nguyễn, nghi huy, My Nguyễn, Trần, Hà, Phạm Tử Văn, Nhien Nguyen Boi, Nguyễn Hải Giang, Nguyễn Hoàng Nhân, Tuyết Nguyễn, Trâm Tạ Ngọc Bảo, Thanh Thu Nguyen, Đình Tuấn Đào, Hanh Thu, Nam Hà Thanh, Tô Nguyễn Sơn Tùng, Thương Hoàng, phi tan, le le, Thanh Ly, Van Hoc Nguyen, Minh Tran, Le Diamond, Phuong Ho Phan Thuy Thao, Minh Bùi, Nhật Linh Phạm Ngọc, Thạc sĩ Hoàng Long, Thu Nguyen, Ba_Ot Ông, Vũ Thị Huyền Trang, Thuy Ho, Diep Bui, Thanh Xem Tran, Ngọc Giao Le, Thuy Le, Phi Ngo Pham Hoang, Phương Linh Trần...

BAN TỔ CHỨC

Khói chiều 30

Nó là ngọn khói đặc biệt, tỏa ấm không gian chiều cuối năm nhiều dự cảm, âm vang trong lòng những kẻ tha phương tiếng réo gọi quay về cố xứ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Đơn vị tổ chức mô phỏng bắn súng thần công ở khu vực Kỳ đài Huế được yêu cầu cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại pháo cho Công an TP Huế.

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar