19/01/2015 17:28 GMT+7

Vì sao tôi cho con nghỉ học một ngày?

ĐOÀN CẨM ANH
ĐOÀN CẨM ANH

TTO - Phân vân mãi tôi mới quyết định cho con gái nghỉ học một ngày để tham gia chuyến đi đến với các bạn học sinh Trường tiểu học Vừ A Dính, Đắk Som, Đắk Glong, Đắk Nông.

Bánh chưng cho các học trò vùng cao - Ảnh: Đ.C.A.

Đây là nơi tôi cũng chỉ nghe nói trên tivi, báo đài về trẻ em vùng cao chứ chưa bao giờ đặt chân đến.

3g chiều chủ nhật, xe bắt đầu lăn bánh.

Tám tiếng ngồi xe đi, tám tiếng ngồi xe để quay trở về, cũng gần tám tiếng để nghỉ ngơi, ngủ, ăn uống, vệ sinh cá nhân và chỉ còn tám tiếng hòa mình vào cuộc sống thường nhật nơi đây.

Thời gian sao mà ít ỏi thế. Có vậy mới hiểu thế nào là "của một đồng công một nén".

23g, trong bóng đêm cao nguyên cả đoàn reo hò khi người hướng dẫn bảo đã đến nơi rồi.

Nhóm các mẹ ở TP.HCM cùng con đi từ thiện ở cao nguyên - Ảnh: Đ.C.A.

Tiếp đón đoàn là nồi cháo nóng hổi của vợ chồng thầy hiệu phó trong cái lạnh thấu xương của vùng cao nguyên.

Ăn xong bát cháo ấm, cả đoàn đến nơi các thầy cô giáo đang luộc bánh chưng, bánh tét.

5g30 sáng hôm sau thức giấc, sau khi vệ sinh cá nhân xong bước ra đường là 6g30, học sinh đã lác đác đến trường.

Lễ chào cờ sáng thứ hai bắt đầu như bao ngôi trường khác trên khắp đất nước, nhưng thật xúc động khi được đứng cùng các con, bên cạnh là những đứa trẻ đồng trang lứa với con, chân còn cáu đen bùn đất, manh áo phong phanh trong cái lạnh cao nguyên đứng nghiêm trang chào cờ Tổ quốc.

Các con có dịp cảm nhận về trẻ em vùng cao - Ảnh: Đ.C.A.

Khi các con lên lớp là lúc cả đoàn chúng tôi hối hả phân chia những món quà nhỏ đã được các nhà hảo tâm từ TP.HCM tin tưởng giao phó.

Sau khi chia quà thì phần nhộn nhịp nhất là chia bánh chưng, bánh tét, giò lụa và nước ngọt cho khoảng 700 em học buổi sáng, cùng khoảng 500 hộp thịt rim nước mắm cho các em học buổi chiều.

Gần 1.200 phần quà và suất ăn mà chúng tôi chỉ có 19 người, hai bác tài chẳng ai bảo ai cũng xông vào làm cật lực.

Cứ tưởng nhiệm vụ khó hoàn thành trước 14g nhưng với sự nhiệt tình của cả đoàn, của ban giám hiệu và thầy cô, các học sinh nơi đây đã có một phần quà, một bữa ăn ấm lòng và một chút thời gian cho trò chơi tập thể.

Người nghèo là người làm việc ít?

Trước khi đi hai mẹ con tôi đã cùng nhau tìm hiểu và đọc một số bài viết về các học trò nơi đây, nhưng cho đến khi được nhìn thấy tận mắt, được ôm các em trong tay mới thấy thật gần gũi, thân thương.

Những ánh mắt ngơ ngác, những nụ cười hồn nhiên khi được tặng quà.

Ánh mắt ngơ ngác, những nụ cười hồn nhiên khi được tặng quà - Ảnh: Đ.C.A.

Mẹ con tôi có lẽ không bao giờ quên lời của thầy hiệu phó: “Học trò ở đây có nhiều em phải thức dậy từ 3g30 để kịp vào lớp lúc 7 giờ. Học trò ca chiều tan học lúc 16g30 mà cũng phải tầm 19g mới về đến nhà. Trong cặp các em đều phải có đèn pin”.

Cả một khu vực trong vòng bán kính hơn 15km chỉ có một trường tiểu học, chính vì thế những em ở xa nhất có thể phải đi bộ mười mấy kilômet để đến trường, gần thì cũng 4-5km. Địa hình đồi núi nên không thể đi xe đạp.

Mang thắc mắc tại sao giữa cao nguyên được cho là trù phú với những rẫy tiêu, điều bạt ngàn mà học sinh nơi đây lại khó khăn thế? Thầy hiệu trưởng giải thích đất khu vực này cho sản lượng thấp do đó hầu hết các gia đình phải đi làm thuê ở những xã bên, một tuần mới về một lần nên lũ trẻ phải ở nhà tự chăm sóc lẫn nhau.

Phần quà cho học sinh là bữa ăn ấm lòng - Ảnh: Đ.C.A.

Rồi thầy hiệu trưởng xuýt xoa: chưa bao giờ tất cả học trò đều có quà như thế này. Món quà nhỏ nhưng mang ý nghĩa khích lệ tinh thần các em rất lớn.

Thuần, con của một người bạn, gởi đi cùng chúng tôi. Bạn ấy về nói với mẹ rằng "có phải những người nghèo là những người không làm việc nhiều không?". Mẹ Thuần đã giải thích cho bạn ấy không hẳn là vậy, và chị ấy nói thế là có chuyện hay để trò chuyện cùng nhau mà con cũng phát hiện thêm nhiều điều trong cuộc sống.

Suốt những tuần sau đó trên đường đi học, trong bữa cơm hay cả trước khi ngủ, mẹ con tôi vẫn còn ríu rít kể về những em bé vùng cao.

Với con gái tôi, một ngày không đến trường ấy đã mang lại những ấn tượng khó quên về những em bé vùng cao phong phanh trong chiếc áo mỏng cùng trái tim nóng bỏng mỗi ngày đến trường.

Với tôi, một ngày con không học chữ ở trường nhưng con đã biết yêu thương, biết cảm thông, biết chia sẻ, và điều cảm động nhất là khi con gái thủ thỉ “theo con, các em ở đây đúng là những thiên thần".

ĐOÀN CẨM ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Khánh Huyền và đội thi đã xuất sắc giành giải nhì, chính thức giành vé vào vòng chung kết toàn cầu, sẽ được tổ chức tại Singapore trong thời gian tới.

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

'Độ khó' hay 'độ mới' của đề thi tốt nghiệp THPT có thể tăng dần nhưng phải ở mức tạo động lực cho người dạy và người học, chứ không trở thành áp lực.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Những ngày này, trái tim của bất cứ ai từng là cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đang rộn ràng xao xuyến, họ đều háo hức đếm ngược đến ngày trọng đại kỷ niệm 50 năm thành lập ngôi trường thân yêu của mình.

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT

Khi có nhiều phản hồi đề thi 'không ăn nhập' với việc dạy và học, cũng như khiến thí sinh thấy không công bằng… thì rất cần đánh giá lại.

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar