13/12/2018 08:09 GMT+7

Vì sao tắc kè chạy được trên nước?

MINH HẢI (Theo Sciencenews)
MINH HẢI (Theo Sciencenews)

TTO - Bằng cách đạp liên tục bốn chi vào mặt nước để tạo bọt khí và khai thác sức căng bề mặt của nước, tắc kè có thể di chuyển trên nước với tốc độ gần như khi chạy trên mặt đất.

Tắc kè chạy trên nước

Một số loài động vật trở thành "ngôi sao" trong thế giới của chúng nhờ khả năng đi được cả trên đất liền và trên mặt nước, ví dụ như nhện, gọng vó, tắc kè hoặc loài thằn lằn nói chung. 

Đáng ngạc nhiên nhất là tắc kè, loài động vật có trọng lượng cơ thể gấp nhiều lần những loài còn lại. Ngoài việc bám vào các bức tường, tắc kè có thể lướt qua bề mặt nước với tốc độ rất nhanh.

Trong một phân tích mới được các chuyên gia khoa học đăng trên tạp chí Current Biology, việc chạy trên mặt nước được loài bò sát này thực hiện bằng cách đạp liên tục vào mặt nước bằng cả bốn chân.

Jasmine Nirody, chuyên gia vật lý sinh học tại Đại học Rockefeller và Đại học Oxford cho biết: Nếu các côn trùng nhỏ như nhện nước sử dụng sức căng bề mặt nước để giữ cho cơ thể nổi thì loài động vật lớn hơn như tắc kè lại đạp vào mặt nước, tạo ra các túi khí quanh chân làm giảm lực cản và giữ cơ thể chúng ở trên mặt nước. 

Nhưng để làm được hành động này, con tắc kè phải lớn và khỏe để tạo ra đủ lực cần thiết.

Nhóm nghiên cứu đã ghi lại hình ảnh 8 con tắc kè Hemidactylus platyurus (thuộc họ Gekkonidae) chạy qua một bể nước. Sau đó làm chậm cảnh quay để xem kỹ hơn hành động của chúng.

Họ nhận thấy tất cả bốn chi của loài vật này đều đạp vào mặt nước, đuôi cũng tạo thêm lực đẩy về phía trước. Trong khi chân sau của tắc kè vẫn chìm trong nước, 70% phần thân trước của chúng nằm trên mặt nước. 

Bằng cách này, mỗi giây tắc kè di chuyển được quãng đường dài hơn 10 lần chiều dài cơ thể với tốc độ gần như khi chạy trên mặt đất và nhanh hơn nhiều so với việc bơi - khi cơ thể hoàn toàn chìm trong nước.

Tonia Hsieh, nhà nghiên cứu cơ sinh học tại Đại học Temple (Philadelphia, Mỹ), đã thử thêm xà phòng vào nước để làm giảm sức căng bề mặt nước và nhận thấy tốc độ chạy của tắc kè bị chậm lại.

Điều đó cho thấy rằng mặc dù sức căng bề mặt không thể hỗ trợ những con tắc kè như đối với loài nhện hay gọng vó, nhưng nó vẫn giúp chúng tăng khả năng di chuyển. Bộ sa "siêu chống thấm nước" cũng góp phần vào việc di chuyển này.

Tắc kè có thể không thực sự đi và nổi được trên mặt nước theo cách như nhện và gọng vó. Nhưng cách chúng thực hiện hành động này có thể giúp các nhà khoa học tạo nên những robot di chuyển nhanh trong và trên nước ở tương lai.

TTO - Gặp một em bé bụ bẫm hay một chú cún đáng yêu, phần lớn chúng ta không nhịn được véo má bé và xoa đầu chó nhỏ. Vì sao vậy?

MINH HẢI (Theo Sciencenews)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Với hơn 1.000 tài khoản đăng ký tham gia, cuộc thi được kỳ vọng sẽ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của TP.HCM.

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar